Xây dựng nông thôn mới: Dân và doanh nghiệp góp 40% vốn
Doanh nghiệp sát cánh cùng địa phương
Ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Duy Hòa cho biết, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, Duy Hòa đã huy động được hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách chiếm hơn 50%, còn lại nhân dân đóng góp trên 31 tỷ đồng, doanh nghiệp gần 12,5 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel đóng trên địa bàn xã Duy Hòa đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, với mức thu nhập ổn định.
Một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn và đi đầu trong phong trào này là Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh.
Mỗi năm, công ty hỗ trợ cho địa phương hàng tỷ đồng để làm đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ bò giống cho người nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Phan Ngọc Anh - Giám đốc công ty cho biết:
“Quan điểm xuyên suốt của công ty từ trước đến nay là chia sẻ, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, vì vậy việc hỗ trợ và tích cực tham gia phong trào xây dựng NTM là trách nhiệm, là cái tâm của doanh nghiệp, góp phần xây dựng quê hương Duy Hòa ngày càng văn minh, hiện đại”.
Đời sống sung túc hơn
"Mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh, những năm qua, Duy Hòa đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”. Ông Lê Văn Hùng - Chủ
Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Duy Hòa chia sẻ: “Chúng tôi xác định mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống dân sinh, Duy Hòa đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động...
Trong 5 năm qua, xã đã dồn điền đổi thửa trên 158ha, cứng hóa 12km giao thông nội đồng, trên 10km kênh mương, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh sản xuất lúa giống, hoa màu…
Những giải pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Cùng với đó, Duy Hòa cũng tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, làng nghề (mây tre đan, dệt thủ công, chổi đót...), góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên 92%.
“Vào thời điểm được huyện Duy Xuyên chọn làm xã điểm về xây dựng NTM, Duy Hòa mới đạt 3 tiêu chí, nhưng đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người trên 24 triệu đồng/năm” – ông Hùng tự hào nói.
Có thể bạn quan tâm
Cá chép là đối tượng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ… nên được nuôi khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, qua theo dõi nuôi cá chép trên địa bàn tỉnh, người nuôi chủ yếu thả tận dụng, cơ cấu mật độ thả thấp, chỉ chiếm khoảng 10 - 20% so với tổng đàn cá thả, dẫn đến sản lượng thu hoạch cá chép không cao, lợi nhuận của người nuôi còn thấp. Chưa có nhiều mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh cá chép để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN (Vicofa), đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn Intimex đã chia sẻ riêng với NNVN về các kinh nghiệm tái cấu trúc ngành hàng và DN nông sản XK trong năm 2015...
Hiện nay, giá mủ cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đang ở mức thấp, đây chính là cơ hội tốt để ngành cao su VN tái cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị, thay vì chỉ tập trung SX và XK mủ cao su thô như lâu nay.
Tết Ất Mùi năm nay nhà nông Trần Thanh Liêm, ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình vuông, thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” nổi trên vỏ, giá từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/cặp. Dự kiến trong dịp tết ông thu gần một tỷ đồng. Đồng thời, năm nay ông sẽ tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.
Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.