Mở đường cho trái cây Việt xuất ngoại
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, thời gian qua, cục đã hoàn tất nhiều hồ sơ và thủ tục kỹ thuật để xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính. Cụ thể, cục đã đàm phán với Nhật Bản và đã đáp ứng được hết các yêu cầu của phía Nhật Bản đối với trái xoài. Theo đó, trong tháng 9 này, phía Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam được xuất khẩu sang nước của họ.
Đối với thị trường New Zealand, quốc gia này đã thông báo trong tháng 10 tới, sẽ có một đoàn chuyên gia của họ sang đàm phán lần cuối cùng với phía Việt Nam để mở cửa trở lại cho trái chôm chôm Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng đã đưa ra điều kiện nhập khẩu cuối cùng để trái thanh long Việt có thể được xuất khẩu sang thị trường này một cách sớm nhất.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết thêm, đối với thị trường Úc, phía Việt Nam cũng đã đàm phán để có thể đưa xoài Việt Nam xuất khẩu trở lại thị trường Úc.
Đối với thị trường Mỹ, ông Trung cho hay, phía Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục kỹ thuật với vú sữa và xoài. “Về phía Bộ và cơ quan liên quan vẫn đang tiếp tục thúc đẩy phía Mỹ mở cửa cho hai loại trái cây này nhưng không hiểu vì lý do gì, mọi thủ tục đã xong mà phía Mỹ vẫn chưa cho phép,"ông Trung nói.
Về diễn biến tình hình xuất khẩu, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 tiếp tục suy giảm, đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% so với tháng 7, thì xuất khẩu rau quả lại có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng 40,8% so với tháng trước.
Theo ông Hoàng Trung, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này tăng đều ở nhiều mặt hàng trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, nếu như cả năm 2014 Việt Nam mới xuất khẩu được 700.000 tấn thanh long nhưng chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2015 đã xuất được 700.000 tấn sang thị trường này. Đồng thời, chúng ta cũng xuất được 150.000 tấn vải và 7.000 tấn nhãn và khoảng 3.000
Có thể bạn quan tâm
Một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.
Ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội nghị “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” đều cho rằng DN Việt Nam vẫn chưa quen, thiếu chủ động, chưa biết sử dụng công cụ PVTM.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 10/2015 (từ ngày 1/10 đến ngày 31/10/2015) cả nước đã xuất khẩu được 687.663 tấn gạo, trị giá FOB là 269,502 triệu USD, trị giá CIF là 281,884 triệu USD.
Kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố cho thấy trong khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng (NTD) tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chiều hướng sụt giảm trong quý III/2015, thì niềm tin NTD Việt tăng nhẹ, đạt 105 điểm, xếp thứ 10 trên toàn cầu về mức độ lạc quan.
Ngành Thuế Hà Tĩnh đang thực hiện mục tiêu “kép” về cải cách TTHC thuế, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị SXKD tại địa phương.