Xây dựng nông thôn mới: Dân và doanh nghiệp góp 40% vốn

Doanh nghiệp sát cánh cùng địa phương
Ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Duy Hòa cho biết, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, Duy Hòa đã huy động được hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách chiếm hơn 50%, còn lại nhân dân đóng góp trên 31 tỷ đồng, doanh nghiệp gần 12,5 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel đóng trên địa bàn xã Duy Hòa đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, với mức thu nhập ổn định.
Một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn và đi đầu trong phong trào này là Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh.
Mỗi năm, công ty hỗ trợ cho địa phương hàng tỷ đồng để làm đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ bò giống cho người nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Phan Ngọc Anh - Giám đốc công ty cho biết:
“Quan điểm xuyên suốt của công ty từ trước đến nay là chia sẻ, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, vì vậy việc hỗ trợ và tích cực tham gia phong trào xây dựng NTM là trách nhiệm, là cái tâm của doanh nghiệp, góp phần xây dựng quê hương Duy Hòa ngày càng văn minh, hiện đại”.
Đời sống sung túc hơn
"Mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh, những năm qua, Duy Hòa đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”. Ông Lê Văn Hùng - Chủ
Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Duy Hòa chia sẻ: “Chúng tôi xác định mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống dân sinh, Duy Hòa đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động...
Trong 5 năm qua, xã đã dồn điền đổi thửa trên 158ha, cứng hóa 12km giao thông nội đồng, trên 10km kênh mương, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh sản xuất lúa giống, hoa màu…
Những giải pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Cùng với đó, Duy Hòa cũng tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, làng nghề (mây tre đan, dệt thủ công, chổi đót...), góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên 92%.
“Vào thời điểm được huyện Duy Xuyên chọn làm xã điểm về xây dựng NTM, Duy Hòa mới đạt 3 tiêu chí, nhưng đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người trên 24 triệu đồng/năm” – ông Hùng tự hào nói.
Related news

Trong khi khu vực Tây Nguyên chuẩn bị bón phân cho cây tiêu, cà phê cũng là thời điểm phân bò ở Bình Định ào ạt theo những chuyến xe tải hành trình “tây tiến”.

Đồng Tháp cần phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước ngọt...) để phát triển nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có giá trị gia tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (gạo và thủy sản).

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ hè - thu năm 2012, nông dân trong tỉnh Đồng Nai sẽ trồng hơn 6.400 hécta mía, tăng gần 300 hécta so với vụ hè - thu năm 2011. Diện tích mía vụ này tăng do thời gian qua giá mì giảm xuống dưới giá thành, nông dân chuyển đất trồng mì sang trồng mía. Các huyện có diện tích trồng mía vụ hè - thu nhiều là: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch và Xuân Lộc.

Những ngày qua, sâu ăn lá bồ đề đang phát sinh và gây hại rất nhanh trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái), tập trung chủ yếu ở 3 thôn Xiêng 1, bản Tại, Lũng xã Tân Lập và hiện đang có xu hướng lây lan sang những xã lân cận như Tân Lĩnh, Phan Thanh...

Những ngày này diêm dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang hối hả bước vào vụ muối mới. Năm nay được mùa muối nhưng người làm muối nơi đây vẫn đang trĩu nặng những trở trăn về cái nghề nhọc nhằn, được ví như "chó chạy vào nhà là người chạy ra bưng".