Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững

Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.
Dự án được triển khai trong vòng 4 năm từ 2013-2017 với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro tương đương khoảng hơn 64 tỷ đồng.
Dự án sẽ tập trung vào các hoạt động chính như thiết lập các mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo, hỗ trợ phát triển khung lập pháp, đào tạo và thực hiện sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn, thiết kế sản phẩm bền vững và đổi mới sản phẩm bền vững tại doanh nghiệp…
Dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 200 công ty, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1.000 trại sản xuất giống, 750 cơ sở, đơn vị sản xuất nhỏ và độc lập, 150 cơ sở nuôi cá vừa và lớn, 100 doanh nghiệp chế biến cá tra, basa lớn tại Việt Nam.
Dự kiến sau khi dự án hoàn thành sẽ có ít nhất 20 sản phẩm mới và các công nghệ phát triển dựa trên mô hình phát triển bền vững được đưa ra thị trường.
Dự án cũng sẽ nâng cao, hoàn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy thực hành bền vững trong sản xuất và chế biến cá tra, cá basa tại Việt Nam, chú trọng đào tạo cải tiến thương hiệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện truy suất nguồn gốc thủy sản dựa trên chuỗi hành trình sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn Global GAP.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm; hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp; làm giàu nông dân và phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hạnh có thâm niên đánh bắt, thành viên Nghiệp đoàn khai thác hải sản phường Phước Hội (Bình Thuận) có 2 chiếc tàu công suất lớn: 285 CV, 485 CV với hơn 20 thuyền viên hành nghề câu khơi. Vụ cá nam này, 2 chiếc đều bám biển ngoài khơi, nhà giàn DK1, phía Nam đảo Côn Sơn hơn cả tháng, khai thác được 3- 4 tấn cá các loại có giá trị như: cá cam, ngừ, hà lan, sơn đỏ nhưng giá cá bán tại cảng La Gi hạ làm thu nhập giảm sút.

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.

Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.

Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang - Hà Giang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.