Một hội viên nông dân làm kinh tế giỏi
Xuất phát từ hai bàn tay trắng, không một mảnh ruộng canh tác, thu nhập hàng năm không đủ trang trải cho cuộc sống, hai vợ chồng xoay xở đủ nghề để sinh nhai nhưng cũng không thoát khỏi cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối. Không nản lòng, với bản chất cần cù siêng năng, anh đã động viên vợ phải cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu và quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng.
Xác định rõ với người nông dân muốn thoát nghèo và vươn lên làm giàu thì phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị của nông sản làm ra nên anh cùng gia đình đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi.
Chịu khó học hỏi từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mô hình kinh tế khác và căn cứ vào thực tế của gia đình, anh quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi lợn. Khi đã xác định được hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 20 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời, thực hiện cải tạo gần 400m2 đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi...
Vừa nuôi lợn thịt, vừa nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình nên ga đình anh đã hạn chế được các loại dịch bệnh khi không phải nhập giống từ nơi khác về, tận dụng những thức ăn tự sản xuất được như ngô, chuối trung bình ba tháng xuất chuồng được 1 lứa, mỗi lứa khoảng 10 con. Ngoài ra, còn cung ứng lợn giống cho bà con xung quanh khi có nhu cầu... Bằng phương thức lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay gia đình anh Trương Văn Thắng đã có một mô hình kinh tế với quy mô hợp lý và quy củ.
Chuồng trại của gia đình được xây dựng ngăn nắp và hợp vệ sinh; đã xây bể chứa bioga để tận dụng chất đốt từ nguồn chất thải của đàn lợn. Cơ sở kinh doanh của gia đình được sửa chữa khang trang... Nhờ chăn nuôi lợn đã mang về thu nhập sau khi trừ chi phí cho gia đình gần 200 triệu đồng/năm.
Là người nhạy bén với thị trường, anh ngoài phát triển chăn nuôi lợn, anh Trương Văn Thắng còn mở thêm dịch vụ kinh doanh thức ăn gia súc, máy móc nông cụ, phân bón, giống cây trồng phục vụ bà con trong vùng. Hiệu quả từ dịch vụ này mang lại cho gia đình thêm khoản thu nhập lên tới 40 - 50 triệu đồng/năm.
Với sự năng động trong phát triển kinh tế, mô hình kinh tế của gia đình anh Trương Văn Thắng đã đem lại khoản thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm, giúp gia đình xây được nhà mới và mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Trương Văn Thắng còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên nông dân và bà con lối xóm nên được nhiều người quý trọng.
Do có nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, anh Ttrương Văn Thắng đã được Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn biểu dương và trao tặng danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh” vào tháng 01/2015./.
Có thể bạn quan tâm
Với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp, TP Cần Thơ đặt ra mục tiêu xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,55% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2015 theo ướt tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 524 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 5 tháng đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngày 29/5/2015, Bộ NN và PTNT đã gửi Công văn số 4201/BNN-TCTS tới Tổng cục Hải quan, Hiệp hội cá Tra Việt Nam đồng ý miễn thủ tục xác nhận đăng ký XK sản phẩm cá tra đối với những lô hàng XK dưới 25kg với mục đích tham gia hội chợ, trưng bày triển lãm, chào hàng đàm phán, thương thảo hợp đồng XK.
Vốn nổi tiếng là vựa xoài của tỉnh Dak Lak nhưng năm nay, xoài Ea Súp mất mùa, mất giá khiến loại trái cây này vắng bóng trên thị trường, nhiều gia đình thất thu.
Vài năm trở lại đây, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã chuyển sang trồng dưa Hoàng kim mang lại giá trị kinh tế cao.