Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1)

Không thu mua theo giá chuẩn VietGAP
Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tỉnh cho biết: Thực ra thanh long VietGAP không còn xa lạ với nông dân. Đại diện của trung tâm này cũng công bố con số “khủng” khi có tới 9.591 hộ đăng ký trồng theo tiêu chuẩn này trong hơn 30.000 hộ trồng thanh long. Và ai cũng biết sản xuất thanh long theo VietGAP là vấn đề sống còn cho cây trồng này và đời sống nông dân.
Nhưng dường như sự thờ ơ vẫn tồn tại. Thậm chí các cơ sở thu mua, các doanh nghiệp cũng không mua theo giá chuẩn VietGAP. Con số thống kê về sự không nhiệt tình này đã cho thấy có ít nhất 706 hộ (597 ha) không tiếp tục thực hiện trồng theo VietGAP và một số doanh nghiệp đăng ký chứng nhận VietGAP hết hạn vẫn chưa tiếp tục đăng ký trở lại.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây thanh long tỉnh, nhìn nhận: Khoảng 75 - 80% sản phẩm thanh long sản xuất ra để xuất khẩu. Thị trường chính là Trung Quốc. Thị trường được đánh giá tiềm năng nhưng đầy rủi ro. Hầu hết, doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch, chính vì vậy đang gặp nhiều khó khăn.
Còn nhớ năm 2009, khi Trung Quốc đặt vấn đề về kiểm soát mã vùng trồng, sau đó là vệ sinh an toàn thực phẩm, rệp sáp... nhưng đến giờ, Trung Quốc chưa thực hiện, chính vì vậy mà các doanh nghiệp không quan tâm, thu mua sản phẩm theo VietGAP như trước đây. Đây có thể là mối nguy được báo trước cho cây thanh long Bình Thuận.
Một chủ vườn tại Hàm Liêm chia sẻ: Chúng tôi cố gắng thực hiện theo đúng chủ trương, trồng và chăm sóc sản phẩm theo VietGAP thế nhưng, với các doanh nghiệp thu mua như hiện nay, không có sự phân định rõ ràng giữa sản phẩm VietGAP và sản phẩm bình thường khiến chúng tôi rơi vào thế “dở khóc, dở cười”. Sự lẫn lộn này khiến người nông dân giờ không muốn tham gia VietGAP, thậm chí quay lưng lại với chủ trương đúng đắn.
Giải pháp nào cho bền vững ?
Cần thiết hơn bao giờ để người nông dân duy trì và sản xuất theo VietGAP chính là giúp họ nhìn thấy sự hiệu quả khi thực hiện sản xuất một cách chất lượng cho quả thanh long qua công tác tuyên truyền. Nên chăng xây dựng hệ thống điểm thu mua theo VietGAP. Nhiều hộ trồng thanh long cũng cho rằng, nên có đểm thu mua sản phẩm theo VietGAP mà không cần phải thu mua với giá cao hơn.
Hội Nông dân tỉnh cũng chia sẻ rằng, với thực trạng cây thanh long đang gặp vấn đề khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nếu cây thanh long là sản phẩm lợi thế, cần có kế hoạch phát triển cơ bản để nó trở thành “xương sống” của kinh tế địa phương. Đồng thời, các ngành có liên quan cũng nên sắp xếp lại doanh nghiệp kinh doanh, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua và xuất khẩu. Một vấn đề khác cũng đặt ra đó là có nên tiếp tục cho nông dân trồng thêm diện tích thanh long trên đất lúa chủ động nước hay không?.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN đã thông tin, gần đây giá sắn (mì) giảm khiến không ít người trồng mì bị sốc. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại chất lượng tinh bột mì trong quá trình trồng và XK khoai mì khô nhằm tránh thiệt hại khi các DN Trung Quốc ép giá như hiện nay...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản toàn ngành 2 tháng đầu năm ước đạt 3,6 tỷ USD, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước 2011.

Ngày 1-6, ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết đến thời điểm này đã có hơn 70.000ha lúa hè thu ở ĐBSCL bị bệnh đạo ôn.

“Do đem lại lợi ích đáng kể nên diện tích cây trồng biến đổi gen (GMC) tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, từ 148 triệu ha năm 2010 lên 160 triệu ha năm 2011”, TS Clive James, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế về công nghệ sinh học nông nghiệp khẳng định.

Trước thực trạng rau xanh bị phun thuốc trừ sâu và sử dụng nhiều loại thuốc tăng trưởng độc hại, rau mầm đang là một món ăn mới được nhiều bà nội trợ ưa thích, bởi vừa an toàn, vừa giàu chất dinh dưỡng. Do vậy, trồng rau mầm đang là hướng đầu tư mới trong sản xuất rau sạch của một số bà con nông dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.