Chợ Mới tăng cường diệt trừ sâu ong hại cây mỡ

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, ngay trong tháng 2 trên địa bàn đã xuất hiện sâu ong trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng, sâu ong lứa 1 nở và sẽ gây hại mạnh, ăn trụi lá diện tích rừng mỡ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Tại xã Mai Lạp và Thanh Mai, có tới 33 ha diện tích bị nhiễm sâu ong, với mật độ phổ biến 200 con/cây, cao 300 con/cây, cá biệt 750 con/cây. Còn tại xã Hòa Mục mật độ phổ biến 12 con/m2, cao 30 con/m2, cá biệt 45 con/m2, diện tích có nhộng 0,1 ha. Hiện nay bà con xã Hòa Mục đã áp dụng biện pháp thủ công thu nhộng và sâu đem tiêu hủy.
Nhằm hạn chế tối đa diện tích sâu ong hại cây mỡ, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới đã chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai phương án tuyên truyền, phòng trừ sâu ong gây hại cây mỡ trên địa bàn các xã ngay từ khi xuất hiện sâu ong như: phát quang tán rừng, xới đất diệt nhộng, treo bẫy vàng, thu trứng và sâu non, phun thuốc khi sâu nở rộ và rắc thuốc sau khi sâu chuẩn bị hóa nhộng.
Năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu ong gây hại mỡ tại tỉnh Bắc Kạn”, trong đó có thử nghiệm bẫy vàng để diệt sâu ong trưởng thành tại huyện Chợ Mới. Qua thực tế cho thấy, các biện pháp phòng trừ sâu ong đã triển khai trong thời gian qua đều có kết quả, diệt trừ, tuy nhiên không thể diệt trừ triệt để, sâu vẫn phát triển nhanh.
Có thể nói, việc phòng trừ sâu ong hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có biện pháp diệt trừ dứt điểm, sâu ong diễn biễn phức tạp, lây lan nhanh. Chính vì vậy, huyện Chợ Mới đã và đang quyết liệt trong công tác chỉ đạo các xã tổ chức cho người dân tiến hành các biện pháp diệt trừ nhằm hạn chế sự lây ra diện rộng phá hủy rừng trồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-6 vừa qua, sản phẩm trứng gà Omega 3 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển chăn nuôi gia công - Tập đoàn DABACO là đại diện duy nhất của Bắc Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014. Chứng nhận này là động lực, cơ hội để đưa nông sản có giá trị của Bắc Ninh tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn.

Ô nhiễm môi trường cùng với tác động của các biện pháp đánh bắt hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, kích điện, chất nổ... đang làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản (NLTS) của Hà Nội cũng như các địa phương khác.

Xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, gấp gần ba lần kim ngạch xuất khẩu gạo, gấp hơn hai lần kim ngạch xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối mặt nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Từ một làng chài nghèo, hơn 2/3 hộ dân không có đất phải đi ở đỗ (ở nhờ trên đất người khác). Nhưng bây giờ, Phước Lý (phường Xuân Yên, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) có hàng trăm hộ cầm bạc tỉ trong tay, nhiều nhà cao tầng mọc lên với nhiều ô tô, xe máy… Có được sự đổi đời này là nhờ con tôm hùm!

Không chỉ có bà con trồng lúa mà các hộ làm kinh tế nông nghiệp khác cũng đang bắt đầu có những thay đổi từ tư duy đến cách làm để phù hợp với xu hướng phát triển mới.