Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Cá Tra Bền Vững
Đầu tháng 8/2013, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam và Áo... khởi động dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam”.
Dự án được triển khai trong vòng 4 năm từ 2013-2017 với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro tương đương khoảng hơn 64 tỷ đồng.
Dự án sẽ tập trung vào các hoạt động chính như thiết lập các mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo, hỗ trợ phát triển khung lập pháp, đào tạo và thực hiện sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn, thiết kế sản phẩm bền vững và đổi mới sản phẩm bền vững tại doanh nghiệp…
Dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 200 công ty, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1.000 trại sản xuất giống, 750 cơ sở, đơn vị sản xuất nhỏ và độc lập, 150 cơ sở nuôi cá vừa và lớn, 100 doanh nghiệp chế biến cá tra, basa lớn tại Việt Nam.
Dự kiến sau khi dự án hoàn thành sẽ có ít nhất 20 sản phẩm mới và các công nghệ phát triển dựa trên mô hình phát triển bền vững được đưa ra thị trường.
Dự án cũng sẽ nâng cao, hoàn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy thực hành bền vững trong sản xuất và chế biến cá tra, cá basa tại Việt Nam, chú trọng đào tạo cải tiến thương hiệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện truy suất nguồn gốc thủy sản dựa trên chuỗi hành trình sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn Global GAP.
Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm; hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp; làm giàu nông dân và phát triển nông thôn; bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Related news
Sau đợt tăng giá bất ngờ những ngày đầu năm 2013, đến nay giá trứng gà đang sụt giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi lại một chiều tăng cao, khiến người nuôi gà không khỏi lao đao, nhiều gia đình ở Đak Lak lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần hoặc bỏ trống chuồng trại…
Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...
Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.
Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.
Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.