Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm
Thực hiện kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương (trong đó có tỉnh Cà Mau) sẽ triển khai nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm”.
Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích nhưng tăng về phạm vị số xã, huyện, tỉnh có dịch bệnh. Mặc dù, ngành chuyên môn đã hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra với diện rộng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho người dân và ngân sách Nhà nước.
Đối với tỉnh Cà Mau, trong 10 tháng qua có hơn 1.200 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm các loại bệnh. Trong hơn 797 ha tôm nuôi bị bệnh do người dân khai báo với Chi cục Thú y có gần 34 ha bệnh đốm trắng, hơn 623 ha bệnh gan tụy.
Nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm” sẽ được tổ chức triển khai với 3 nội dung chính. Thứ nhất là giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Thứ hai là nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm và cuối cùng là xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh đốm trắng, nhiệm vụ này sẽ được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.
Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.
Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).
Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.