Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm
Thực hiện kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương (trong đó có tỉnh Cà Mau) sẽ triển khai nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm”.
Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích nhưng tăng về phạm vị số xã, huyện, tỉnh có dịch bệnh. Mặc dù, ngành chuyên môn đã hướng dẫn người nuôi triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, dịch bệnh vẫn xảy ra với diện rộng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho người dân và ngân sách Nhà nước.
Đối với tỉnh Cà Mau, trong 10 tháng qua có hơn 1.200 ha tôm nuôi công nghiệp bị nhiễm các loại bệnh. Trong hơn 797 ha tôm nuôi bị bệnh do người dân khai báo với Chi cục Thú y có gần 34 ha bệnh đốm trắng, hơn 623 ha bệnh gan tụy.
Nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm” sẽ được tổ chức triển khai với 3 nội dung chính. Thứ nhất là giám sát lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi. Thứ hai là nghiên cứu chuyên sâu trong phòng thí nghiệm và cuối cùng là xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh đốm trắng, nhiệm vụ này sẽ được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015.
Related news
Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.
Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).
Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.