Ông Trần Quang Hiên năng động trong sản xuất

Do chưa nắm bắt tốt kỹ thuật, chưa có kinh nghiệm nên hầu như những vụ đầu không thành công. Với bản tính năng động, ông tìm tòi mô hình mới phù hợp. Ông Hiên chia sẻ: “Bản thân luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật qua báo, đài về loại hình nuôi TCN. Từ vụ đầu không thành công, tôi quyết định chuyển đổi đối tượng nuôi, đó là thả cua nuôi thương phẩm. Từ 4.000 con giống ban đầu, tôi thu hoạch trúng mùa và trúng giá, trừ đi chi phí còn lãi trên 250 triệu đồng. Sau đó tôi quay trở lại đối tượng tôm sú công nghiệp, tiếp tục thành công ngoài mong đợi”.
Nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi, nên vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2012 - 2013, ông thu 1,2 tỷ đồng, lãi 800 triệu đồng. Vụ nuôi 2014 - 2015, ông thu về 1,3 tỷ đồng, lãi trên 500 triệu đồng. Ðiều đáng nói là, ông Hiên không thu hoạch tôm cùng lúc bán cho thương lái muối đá giao lại cho các xí nghiệp mà thu tỉa, bán tôm sống cho thở oxy nên giá bán được cao. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm, mỗi năm, ông chỉ thả nuôi 1 vụ tôm công nghiệp vào tháng 8 âm lịch, các tháng còn lại ông thả cá kèo, cá phi để cải tạo môi trường.
Năm 2012, ấp 5 thành lập câu lạc bộ cánh đồng 70 triệu ông được bầu làm chủ nhiệm. Thành viên câu lạc bộ cánh đồng 70 triệu, anh Lâm Văn Bình cho biết: “Anh em tổ viên nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của ông Hiên nên luôn thành công trong sản xuất. Lợi nhuận trung bình từng năm từ 100 - 200 triệu đồng, do đó đời sống của anh em ngày một khấm khá hơn”.
Với sự thành công trên, ông Hiên được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Kinh tế khá giả, 5 người con của ông đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Với tinh thần tương thân tương ái, đến nay, ông cho nông dân có hoàn cảnh khó khăn trong ấp mượn 60 triệu đồng để thả con giống, duy trì sản xuất. Ngoài ra, ông luôn gương mẫu đi đầu và vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng các tiêu chí nông thôn mới tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.