Xã Điện Thọ công bố đạt chuẩn nông thôn mới
Nằm ở phía tây thị xã Điện Bàn, xã Điện Thọ có 13 thôn với 3.389 hộ và 13.166 nhân khẩu.
Đa số người dân sống bằng nghề nông, thu nhập dựa vào nông nghiệp là chính.
Rà soát đến cuối năm 2010, địa phương mới đạt được 9/19 tiêu chí theo quy định.
5 năm qua, người dân địa phương đã hiến 30.000m2 đất, di dời 180 tường rào, cổng ngõ kiên cố để mở rộng đường sá; bê tông hóa 17,26km giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; kiên cố hóa 24,25km kênh mương loại III, đầu tư hơn 3 tỷ đồng điện thủy lợi hóa đất màu...
Chú trọng xây dựng nhà ở cho gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo.
Văn hóa - xã hội và môi trường được quan tâm và phát triển.
Tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình NTM ở Điện Thọ là 103,691 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 18,668 tỷ đồng).
Dịp này, lãnh đạo xã Điện Thọ nhận cờ thi đua của UBND tỉnh vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm
Cũng từ nguồn tin trên, vụ Hè Thu này, Tân An Luông có thêm 990 hộ nông dân đưa hơn 402ha đất ở các Ấp 3, 4, 5, Rạch Cốc và Bào Xép vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn; nâng diện tích trồng lúa được đưa vào cánh đồng mẫu lớn là 99%.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Gần phân nửa diện tích mía ở huyện Ea Kar và M’Drak - hai vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Đắk Lắk - đã quá thời kỳ thu hoạch, khô nỏ hết lá; nhiều bãi mía đã được chặt nhiều ngày nhưng chưa được tiêu thụ, nằm phơi nắng khiến người trồng mía “đứng ngồi không yên”.
Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, giá tôm hùm giống trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) giảm mạnh; giá dao động từ 190.000 đến 210.000 đồng mỗi con, giảm gần 200.000 đồng so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng.
Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, sức tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm giảm mạnh, giá trứng, thịt gia cầm cũng giảm theo, làm người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.