Vườn Chanh Vàng Mang Lại Bạc Triệu Giữa Thung Lũng Cằn Khô

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.
Một lần theo chân bạn dự hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp tại Đà Nẵng, ông Đại bắt gặp giống chanh có quả to và đẹp. Sau khi tham khảo nhiều chuyên gia tại hội chợ, nhận thấy cây chanh phù hợp với mảnh đất gò đồi của mình, ông quyết định mua về quê trồng thử.
Ông Đại chia sẻ: “Mình nhà nông, ít vốn không nên mạo hiểm, phải tính đầu ra cho sản phẩm thì mới dám mạnh dạn đầu tư. Thấy cây chanh có nhiều triển vọng, tôi nuôi hy vọng làm giàu từ cây này”. Tự mày mò, tham khảo qua sách báo, ông mạnh dạn giâm hom chanh giống mua tại hội chợ rồi mang trồng đại trà trên mảnh đất đồi sỏi đá vào năm 2000.
Để có nguồn nước tưới cho vườn chanh, ông bỏ công đặt đường ống dẫn nước từ suối về, nuôi thêm ong tại vườn để ong thụ phấn cho chanh đậu quả. Chỉ hơn 2 năm, chanh bắt đầu cho quả, niên vụ đầu tiên ông lãi hơn 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Đại, giá chanh trong những năm gần đây dao động từ 8.000 - 13.000 đồng/kg, đắt nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm 1ha chanh của ông cho sản lượng từ 7-15 tấn. Chanh vốn cho quả đại trà vào các tháng 2, 3, 4. Để “bắt” chanh cho quả nghịch mùa để bán được giá, ông Đại chia sẻ bí quyết: “Khoảng đầu tháng 8 tôi tiến hành bón phân rồi tưới phun sương trên mặt, 2 ngày sau thì ngừng tưới, cuối tháng thì tưới lại, điều này làm ức chế sự sinh trưởng nhằm cho chanh đơm hoa kết trái theo ý mình”.
Mỗi năm vườn chanh nhà ông Đại cho lãi hơn 100 triệu đồng, có năm tới 200 triệu đồng. Từ chanh, gia đình ông có cuộc sống khấm khá, tạo việc làm thời vụ cho nhiều người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.