Chăn Nuôi Hươu Sao Phát Triển Ở Hương Sơn
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, năm 2014, toàn huyện sẽ thu hoạch từ 8,3 – 8,5 tấn lộc nhung hươu, ước tính thu nhập trên 110 tỷ đồng.
Chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân của huyện Hương Sơn xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Đến nay tổng số đàn hươu của toàn huyện là gần 31 ngàn con, trong đó có gần 18 ngàn con hươu đực đã cho lộc.
Do thời tiết năm nay rét đậm, rét hại kéo dài nên thiếu nguồn thức ăn thô xanh, vì vậy hươu ra lộc muộn hơn so với các năm trước. Ước vụ lộc nhung 2014 này, người nuôi hươu Hương Sơn sẽ thu hoạch từ 8,3- 8,5 tấn lộc nhung (tăng gần 1 tấn so cùng kỳ với năm trước). Ngay từ đầu vụ (trước và sau Tết Giáp Ngọ) nhiều thương lái và người mua dùng từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh… đã đến Hương Sơn để đặt mua lộc nhung với số lượng lớn.
Giá bán lộc nhung hươu hiện nay từ 12-13 triệu đồng/kg (giá không tăng so với năm 2013). Ước tính người dân huyện Hương Sơn sẽ thu nhập trên 110 tỷ đồng từ lộc nhung hươu.
Các xã có truyền thống chăn nuôi hươu phát triển mạnh như: Sơn Trung, Sơn Giang, Sơn Quang, Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Châu, Sơn Trung… Toàn huyện hiện có 9 mô hình nuôi từ 50-70 con hươu/hộ và hàng chục mô hình chăn nuôi có quy mô từ 10-40 con, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nhung hươu/năm. Nghề nuôi hươu ở huyện Hương Sơn đang phát triển mạnh góp phần cho hàng ngàn hộ dân trong huyện xóa đói nghèo, giảm nghèo và hướng tới làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Huyện Hương Sơn đã đề ra một số chính sách hỗ trợ để khuyến kích việc bà con phát triển nhanh đàn hươu trong thời gian tới. Với mô hình có quy mô từ 50 con hươu trở lên được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng, mô hình nuôi 10 con trở lên được hỗ trợ 1 triệu đồng/con, hỗ trợ nhân giống cỏ có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích trồng ngô làm thức ăn thô xanh cho hươu.
Hươu sao là một trong 13 sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì vậy UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi hươu sao. Ngoài huyện Hương Sơn hiện nay một số huyện miền núi như: Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh,… đều có các chính sách khuyến khích người dân nuôi hươu, với mức hỗ trợ người dân chăn nuôi hươu từ 2-4 triệu đồng/con hươu.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.
Cơn lũ lịch sử vào giữa tháng 11 vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Hiện nay, người chăn nuôi đang tìm cách vượt qua khó khăn, nỗ lực khôi phục chăn nuôi để kịp có sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết Giáp Ngọ 2014 sắp đến.
Anh Lưu Thanh Nghĩa, người nuôi tôm tại huyện Bến Tre cho biết, từ giữa tháng 12, thời tiết bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp kèm theo mưa khiến sức ăn của 2 ao tôm anh đang nuôi giảm rõ rệt.
Mặc dù nhiều nơi, do giá cả không ổn định, bà con chặt bỏ cây ca cao trồng các loại cây khác nhưng ở Bến Tre nhiều hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa vẫn duy trì diện tích và đem lại hiệu quả cao.
Bước lên con thuyền xi măng kéo dây, đưa chúng tôi qua sông Kiến Giang để sang bên trang trại của anh Tống Sỹ Hoàn, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư - Thái Bình). Nơi đây giống như một ốc đảo xanh, không khí trong lành, cây cối xanh tươi soi bóng xuống những chiếc ao rộng, đàn vịt, ngỗng tung tăng bơi lội, cá quẫy đớp mồi.