Vườn Chanh Vàng Mang Lại Bạc Triệu Giữa Thung Lũng Cằn Khô

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.
Một lần theo chân bạn dự hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp tại Đà Nẵng, ông Đại bắt gặp giống chanh có quả to và đẹp. Sau khi tham khảo nhiều chuyên gia tại hội chợ, nhận thấy cây chanh phù hợp với mảnh đất gò đồi của mình, ông quyết định mua về quê trồng thử.
Ông Đại chia sẻ: “Mình nhà nông, ít vốn không nên mạo hiểm, phải tính đầu ra cho sản phẩm thì mới dám mạnh dạn đầu tư. Thấy cây chanh có nhiều triển vọng, tôi nuôi hy vọng làm giàu từ cây này”. Tự mày mò, tham khảo qua sách báo, ông mạnh dạn giâm hom chanh giống mua tại hội chợ rồi mang trồng đại trà trên mảnh đất đồi sỏi đá vào năm 2000.
Để có nguồn nước tưới cho vườn chanh, ông bỏ công đặt đường ống dẫn nước từ suối về, nuôi thêm ong tại vườn để ong thụ phấn cho chanh đậu quả. Chỉ hơn 2 năm, chanh bắt đầu cho quả, niên vụ đầu tiên ông lãi hơn 70 triệu đồng.
Cũng theo ông Đại, giá chanh trong những năm gần đây dao động từ 8.000 - 13.000 đồng/kg, đắt nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm 1ha chanh của ông cho sản lượng từ 7-15 tấn. Chanh vốn cho quả đại trà vào các tháng 2, 3, 4. Để “bắt” chanh cho quả nghịch mùa để bán được giá, ông Đại chia sẻ bí quyết: “Khoảng đầu tháng 8 tôi tiến hành bón phân rồi tưới phun sương trên mặt, 2 ngày sau thì ngừng tưới, cuối tháng thì tưới lại, điều này làm ức chế sự sinh trưởng nhằm cho chanh đơm hoa kết trái theo ý mình”.
Mỗi năm vườn chanh nhà ông Đại cho lãi hơn 100 triệu đồng, có năm tới 200 triệu đồng. Từ chanh, gia đình ông có cuộc sống khấm khá, tạo việc làm thời vụ cho nhiều người dân địa phương.
Related news

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.