Vững tâm khi tham gia bảo hiểm tàu cá
Tàu cá của bà Phạm Thị Bê ngụ tại xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi không may gặp nạn trên biển vào ngày 6.4.2015. Con tàu cùng ngư lưới cụ bị lốc xoáy nhấn chìm khi đang đánh bắt ở ngư trường Đà Nẵng, ước tính thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng. Với gia đình bà Bê, 3 tỷ đồng là cả một tài sản lớn vừa chắt chiu gom góp, vừa vay mượn thêm mới có được. Tàu chìm, nguồn sinh kế bị lung lay. Vì vậy, khi nhận được số tiền 2,7 tỷ đồng từ các đơn vị bảo hiểm bồi thường vào ngày 27.7, bà Bê không giấu được niềm vui của mình.
“Từ ngày tàu chìm giữa biển khơi, không còn khả năng trục vớt, cuộc sống gia đình tôi lâm vào cảnh túng bấn. Nhiều đêm tôi mất ngủ vì không biết xoay xở làm sao để kiếm tiền trả nợ cho ngân hàng. Nhưng, mọi lo toan đã được trút bỏ khi gia đình được phía doanh nghiệp bảo hiểm chi trả đúng, với các thủ tục giấy tờ được đơn giản hóa, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình nhận được tiền bồi thường. Nếu như trước đó tôi không chủ động mua bảo hiểm thì giờ đã lâm vào cảnh trắng tay”.
Việc bồi thường cho gia đình bà Phạm Thị Bê là trường hợp được bồi thường bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP với những chính sách ưu đãi hướng đến ngư dân. Theo đại diện Bảo Minh Quảng Ngãi, tính trong 6 tháng đầu năm 2015, doanh nghiệp đã bồi thường khoảng 8 tỷ đồng cho ngư dân tham gia bảo hiểm gặp tai nạn trên biển. Giám đốc Bảo Minh Quảng Ngãi, ông Ngô Ngọc Bính cho biết: “Tham gia đóng bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ, tàu có công suất dưới 400CV được Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đóng bảo hiểm, tàu cá từ 400CV trở lên được Nhà nước hỗ trợ 90% chi phí, khoảng còn lại do ngư dân tự bỏ ra. Khi gặp nạn ngư dân được bồi thường 100%. Tôi nghĩ đó là những “phao cứu sinh” trợ lực rất lớn cho ngư dân khi họ gặp nạn”.
Nhận thức về mua bảo hiểm thay đổi
Quảng Ngãi hiện có khoảng 2.700 tàu cá đủ điều kiện tham gia bảo hiểm theo Nghị định 67. Hiện đã có 644 tàu và 9.042 thuyền viên tham gia bảo hiểm với tổng số tiền 1.825 tỷ đồng. Với một tỉnh sở hữu đội tàu đánh bắt cá lớn và thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro cao khi hành nghề trên biển, thực tế đã có nhiều chủ tàu lâm vào cảnh trắng tay khi gặp nạn. Việc ngư dân chủ động hơn trong mua bảo hiểm theo Nghị định 67 là một tín hiệu rất đáng mừng.
Ngư dân Nguyễn Tấn Đạt, ngụ xã An Hải (Lý Sơn) chia sẻ: “Tham gia đánh bắt xa bờ gặp nhiều nguy hiểm, nên việc mua bảo hiểm để phòng lúc rủi ro là điều rất cần thiết. Chỉ tiếc là khi những chính sách bảo hiểm ưu đãi của Nghị định 67 được ban hành, thì trước đó tàu cá của mình đã mua các loại bảo hiểm thông thường khác. Vì vậy, sau khi hợp đồng bảo hiểm thông thường hết hạn, gia đình sẽ tham gia loại hình bảo hiểm theo Nghị định 67”.
Theo ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải: “Riêng tại huyện đảo Lý Sơn có khoảng 90 tàu cá đủ điều kiện tham gia bảo hiểm theo Nghị định 67 của Chính phủ, nhưng hiện chỉ có 25 tàu cá tham gia. Số còn lại trước đó đã đóng các loại bảo hiểm khác nên không tham gia nữa. Phần lớn các chủ tàu rất vui khi chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67 được triển khai. Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để ngư dân hiểu hơn về những lợi ích của loại hình bảo hiểm nhiều ưu đãi này”.
Có thể bạn quan tâm
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.