Vùng mía Lam Sơn niên vụ 2015-2016, năng suất mía nguyên liệu ước đạt 62 tấn/ha

Để công tác thu hoạch mía nguyên liệu thuận lợi, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với các địa phương, đơn vị trong vùng tập trung tu sửa đường giao thông, nhất là những vùng khó khăn trong công tác vận chuyển mía nguyên liệu ở các niên vụ trước.
Bóc lá mía, làm vệ sinh đồng ruộng, có biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời để bảo đảm chất lượng mía khi đưa vào ép.
Đánh giá chính xác năng suất, sản lượng mía cho từng vùng nguyên liệu, qua đó, xây dựng kế hoạch thu hoạch, vận chuyển và chế biến phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong quá trình thu hoạch mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn thực hiện nguyên tắc giống chín sớm thu hoạch trước, chín muộn thu hoạch sau; vùng khó khăn thu hoạch những ngày thời tiết thuận lợi, vùng thuận lợi thu hoạch sau; thu hoạch đến đâu, vận chuyển ngay đến đó, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Ngoài ra, công ty ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá thu mua mía nguyên liệu, phương thức thu mua; đồng thời, thanh toán nhanh gọn, tạo thuận lợi nhất cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh nghề nuôi tôm nước lợ lao đao vì dịch bệnh hoành hành, vẫn xuất hiện vài điểm sáng trên địa bàn tỉnh. Nhiều nông dân đã biết “lách” qua cửa ải dịch bệnh bằng cách chuẩn bị kỹ càng ở các khâu trong quá trình nuôi và có được những vụ thành công.

Xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới và quan trọng hơn, địa phương đang thử nghiệm thành công nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Trên đường phố New York có khá nhiều quả mận (roi) ghi nguồn gốc là Việt Nam nhưng chủ hàng cũng cho biết nhập qua Thái Lan, Trung Quốc.

Chiều nay 3.9, hàng trăm đại biểu nông dân và cán bộ Hội NDVN xuất sắc đã tề tựu đông đủ tại Thủ đô để tham dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (khai mạc vào ngày mai 4.9, tại Trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

“Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải hành động, trước hết là để sống sót, sau nữa là vực dậy ngành chăn nuôi trong nước. Cả đời gắn bó với con gà, cái máng… giờ gần như phải phá sản, chúng tôi đâu biết làm gì hơn!”.