Trồng Lúa Nếp Lãi 30 Đến 40%

Vụ hè thu năm nay, nông dân ở các huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và Tân Thạnh (tỉnh Long An) trồng lúa nếp lãi 30 - 40%, cá biệt có hộ lãi hơn 50%.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, hiện bà con đã thu hoạch được gần 4.500 ha lúa nếp, năng suất đạt từ 5,5 – 6 tấn/ha với giá thu mua từ 6.200-6.500 đồng/kg và thu hoạch đến đâu thương lái thu mua đến đó.
Anh Võ Văn Mười, ở xã Hưng Điền (huyện Tân Hưng) cho hay, vụ đông xuân trước, anh sản xuất giống lúa OM 3536 tuy năng suất đạt 7 - 8 tấn/ha nhưng giá bán thấp, tiêu thụ chậm. Vụ hè thu năm nay, anh chuyển sang trồng lúa nếp, vừa thu hoạch 6,5 ha, năng suất đạt gần 6 tấn/ha, thương lái đến tại ruộng thu mua với giá 6.400 đồng/kg, trừ chi phí lãi hơn 20 triệu đồng/ha. Còn anh Nguyễn Hữu Lợi, ở xã Tuyên Bình (huyện Vĩnh Hưng), 20 ngày nữa lúa của gia đình anh mới bắt đầu thu hoạch nhưng hiện nay, thương lái đã đến đặt cọc mua với giá 6.300 đồng/kg, tính ra anh lãi gần 20 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.

Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.