Vụ muối buồn!

Hiện tại, một giạ muối (40 kg) thương lái chỉ thu mua 27.000đ, thấp hơn 10.000đ so với thời điểm đầu mùa...
Phải còn hơn nửa tháng nữa diêm dân trên địa bàn huyện Cần Giờ mới bước vào thời điểm kết thúc niên vụ sản xuất muối năm 2015.
Tuy nhiên, ngay thời điểm này, tại xã Lý Nhơn, xã sản xuất muối trọng điểm của huyện Cần Giờ, nhiều hộ đang thu hoạch những mẻ muối cuối cùng trong bối cảnh giá muối giảm sâu.
Bên ruộng muối rộng hơn 1,5 ha, anh Trần Khánh Duy, ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn đang khẩn trương thu hoạch mẻ muối cuối cùng đưa vào kho cất giữ.
Anh Duy cho biết, so với mọi năm tình hình thời tiết năm nay diễn biến thuận lợi, nhưng việc tiêu thụ muối lại diễn ra rất chậm. Trong niên vụ muối 2015, gia đình anh sản xuất được hơn 100 tấn muối, thế nhưng tới thời điểm này mới bán được hơn 20 tấn, số còn lại vẫn đang nằm trong kho vì thương lái trả giá quá thấp.
Trước thực trạng trên, gia đình anh Duy buộc phải kết thúc sớm niên vụ muối năm nay. “Trời đang nắng chang chang mà mình không làm muối nữa thì tiếc lắm, nhưng nếu có cố sản xuất cũng chẳng biết cất vào đâu.
Hai cái chòi dự trữ được hơn 100 tấn muối, sau khi thu nốt mẻ này thì đã không còn chỗ để, nếu tiếp tục sản xuất rồi thuê xe chuyên chở về nhà thì tốn rất nhiều chi phí”, anh Duy nói.
Cách đó không xa, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Châu, ngụ cùng ấp, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình chị Châu có 3 ha ruộng muối, trong vụ muối năm nay gia đình chị đã sản xuất được hơn 200 tấn, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa bán được kg nào, tất cả còn nằm chất đống trong kho.
Theo chị Châu, do lượng muối còn tồn đọng trên địa bàn huyện từ vụ trước và thời tiết năm nay nắng nóng, thuận lợi đã dẫn đến sản lượng ở nhiều địa phương tăng mạnh, nguồn cung dồi dào, đẩy giá muối xuống thấp. Mặt khác, nhiều nơi diêm dân không thể bán muối trực tiếp cho thương lái mà phải qua đầu nậu, khiến nỗi khốn khổ của diêm dân thêm bội phần.
So với năm ngoái, giá muối hiện chỉ bằng 2/3, khoảng 27.000đ/giạ (40 kg), với giá này, những hộ làm muối giỏi chỉ lấy công làm lãi, còn những thuê đất và nhân công thì từ hòa vốn tới lỗ.
Trước tình hình này, hàng trăm hộ dân tại Lý Nhơn chỉ còn cách tích trữ, bảo quản chờ giá muối lên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, nếu giá muối vẫn không tăng trong thời gian tới thì diêm dân buộc phải chấp nhận thua lỗ, bán muối với giá rẻ cho thương lái để trang trải chi phí xăng dầu, nhân công….
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Minh Sơn (Bắc Mê) đã áp dụng mô hình nuôi ong mật vào phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương. Với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nhiều diện tích rừng nên địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển việc nuôi ong.

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.