Nhiều Yếu Tố Gây Áp Lực Tăng Giá Trong Tháng 3/2012

Tuy nhiên, tháng 3 vẫn có nhiều yếu tố gây sức ép tăng giá. Cụ thể, dịch cúm gia cầm bùng phát sẽ tác động đến nguồn cung và gây sức ép tăng giá đối với nhóm thực phẩm khác. Áp lực tăng giá xăng dầu, giá bán than tăng 10% từ 25-2 gây áp lực đầu vào cho những ngành phân bón, giấy, xi măng... Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng nhiều dịch vụ y tế cũng sẽ tác động đáng kể đến CPI.
Tổ điều hành thị trường trong nước đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể, đưa ra cơ chế xuất nhập khẩu linh hoạt đối với mặt hàng đường kính; tiếp tục thu mua lúa, gạo cho nông dân để tồn trữ trong khoảng thời gian ba tháng. Để bình ổn giá sữa, nên làm theo cách của TP.HCM bằng việc vận động những doanh nghiệp lớn cam kết chỉ tăng giá một lần trong năm hoặc không tăng giá khoảng sáu tháng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.

Hiện nay, người dân ấp cồn Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam đang rộ lên phong trào trồng cây táo. Từ những năm qua, cây táo đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con.

Giữa lúc vụ lúa Hè Thu đang “khởi động” ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL, giá lúa IR50404 nhích lên khá cao, thậm chí xấp xỉ giá một số giống lúa dài (thấp hơn lúa dài chỉ khoảng 300 đ/kg).

Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.

Những ngày này, trên cánh đồng đậu nành (ĐN) 51 ha của xã Trường An (TP Vĩnh Long), nông dân đang dồn sức thu hoạch. Tất bật nhưng ai cũng vui bởi vụ ĐN năm nay không chỉ được mùa mà còn được giá.