Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập Khủng

Nuôi Chim Bồ Câu, Thu Nhập Khủng
Ngày đăng: 01/05/2012

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng.

Trước khi chuyển qua mô hình nuôi chim bồ câu, Thức từng làm tài xế xe khách cho một công ty tại tỉnh Bình Dương nhiều năm. Mặc dù đang đi làm thuê nhưng anh luôn mong ước có ngày sẽ làm chủ ở một lĩnh vực nào đó. Vì theo anh, cứ đi làm thuê mãi thì chỉ đủ ăn chứ chẳng biết khi nào mới giàu được. Trong một lần tình cờ truy cập internet, Thức đọc được thông tin nuôi bồ câu giống Pháp đạt năng suất cao. Thế là anh lặn lội tìm xuống Vũng Tàu để mua. Ban đầu (năm 2008), anh mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp nuôi thử, sau đó thấy có triển vọng nên quyết định vay tiền ngân hàng và người thân gần 200 triệu đồng để mua thêm con giống và mở rộng chuồng trại. Cứ thế, anh gầy đàn bồ câu của mình với số lượng tăng dần theo năm tháng.

Hiện trang trại của anh có hơn 2.000 cặp bồ câu sinh sản. Trung bình mỗi tháng anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 cặp bồ câu thịt (từ 20 - 25 ngày tuổi) với giá bán khoảng 110.000 đồng/cặp. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh thu về hơn 50 triệu đồng. Thức cho biết: “Hiện nhu cầu của thị trường còn rất lớn, cung không đủ cầu. Vì vậy mình đang xây dựng thêm một trang trại nữa với quy mô 2.000 cặp bồ câu sinh sản”.

Ngoài việc cung cấp bồ câu thịt, anh đang lên kế hoạch để lập một trang trại chuyên cung cấp bồ câu giống. Vì theo Thức: “Nhu cầu con giống của thị trường cũng rất lớn. Mỗi tháng có hàng trăm người từ khắp các tỉnh, thành tìm đến trang trại của mình để mua bồ câu giống nhưng mình chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Hiện một cặp bồ câu giống từ 3 - 4 tháng tuổi có giá 350.000 đồng”.

Đánh giá về mô hình nuôi bồ câu Pháp của Thức, ông Phạm Minh Hùng - Phó chủ tịch Hội LHTN H.Củ Chi cho biết: “Đây là mô hình làm ăn mang lại quả kinh tế rất cao và phù hợp với việc phát triển kinh tế nông thôn. Với cái đà này tôi tin rằng chỉ một hoặc hai năm nữa Nguyễn Ngọc Thức sẽ trở thành tỉ phú, lúc đó anh sẽ tạo được công ăn việc làm cho không ít thanh niên địa phương”.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi loài chim này, Thức cho biết: “Bồ câu là loài chim có sức đề kháng cao nên ít xảy ra bệnh tật và rất dễ nuôi. Mỗi năm một con chim mẹ có thể đẻ từ 8 - 10 lứa, mỗi lứa 2 trứng, chúng tự ấp lấy, vì vậy tỷ lệ nở thành con gần như tuyệt đối. Thức ăn của chúng cũng rất đơn giản, đó là gạo và cám. Tuy nhiên, người nuôi bồ câu cần chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát để phòng ngừa bệnh hô hấp cho chim. Khi chim sinh sản nên cung cấp thêm chất bổ cho chim mẹ để sớm phục hồi sức khỏe. Nếu được chăm sóc tốt, một cặp bồ câu bố mẹ có thể kéo dài thời gian sinh sản từ 6 - 7 năm”.

Có thể bạn quan tâm

Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng Liên kết sản xuất lúa giống cần chọn mặt gửi vàng

Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.

09/06/2015
Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

09/06/2015
Lan mokara bén duyên trên đất Quảng Lan mokara bén duyên trên đất Quảng

Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.

09/06/2015
Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Nằm sâu trong khu rừng trồng tại địa phương nên trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Văn Lộc ở thôn Thạch Thang, xã Đức Phong (Mộ Đức) đảm bảo về các vấn đề môi trường. Trang trại này giúp cho gia đình anh có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

09/06/2015
Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ Nỗ lực chống hạn cho cây lúa ở Cam Lộ

Trong quá trình triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015, nhất là vụ đông xuân 2014 -2015 ở Cam Lộ (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn do tình hình hạn hán. Năm 2014, tổng lượng mưa toàn tỉnh chỉđạt 1.690 mm, bằng 67,6% so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước hồ của các công trình thuỷ lợi lớn đạt ở mức thấp (dưới 50% dung tích thiết kế) có nhiều tác động gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

09/06/2015