Vụ muối buồn!

Hiện tại, một giạ muối (40 kg) thương lái chỉ thu mua 27.000đ, thấp hơn 10.000đ so với thời điểm đầu mùa...
Phải còn hơn nửa tháng nữa diêm dân trên địa bàn huyện Cần Giờ mới bước vào thời điểm kết thúc niên vụ sản xuất muối năm 2015.
Tuy nhiên, ngay thời điểm này, tại xã Lý Nhơn, xã sản xuất muối trọng điểm của huyện Cần Giờ, nhiều hộ đang thu hoạch những mẻ muối cuối cùng trong bối cảnh giá muối giảm sâu.
Bên ruộng muối rộng hơn 1,5 ha, anh Trần Khánh Duy, ấp Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn đang khẩn trương thu hoạch mẻ muối cuối cùng đưa vào kho cất giữ.
Anh Duy cho biết, so với mọi năm tình hình thời tiết năm nay diễn biến thuận lợi, nhưng việc tiêu thụ muối lại diễn ra rất chậm. Trong niên vụ muối 2015, gia đình anh sản xuất được hơn 100 tấn muối, thế nhưng tới thời điểm này mới bán được hơn 20 tấn, số còn lại vẫn đang nằm trong kho vì thương lái trả giá quá thấp.
Trước thực trạng trên, gia đình anh Duy buộc phải kết thúc sớm niên vụ muối năm nay. “Trời đang nắng chang chang mà mình không làm muối nữa thì tiếc lắm, nhưng nếu có cố sản xuất cũng chẳng biết cất vào đâu.
Hai cái chòi dự trữ được hơn 100 tấn muối, sau khi thu nốt mẻ này thì đã không còn chỗ để, nếu tiếp tục sản xuất rồi thuê xe chuyên chở về nhà thì tốn rất nhiều chi phí”, anh Duy nói.
Cách đó không xa, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Châu, ngụ cùng ấp, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Gia đình chị Châu có 3 ha ruộng muối, trong vụ muối năm nay gia đình chị đã sản xuất được hơn 200 tấn, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa bán được kg nào, tất cả còn nằm chất đống trong kho.
Theo chị Châu, do lượng muối còn tồn đọng trên địa bàn huyện từ vụ trước và thời tiết năm nay nắng nóng, thuận lợi đã dẫn đến sản lượng ở nhiều địa phương tăng mạnh, nguồn cung dồi dào, đẩy giá muối xuống thấp. Mặt khác, nhiều nơi diêm dân không thể bán muối trực tiếp cho thương lái mà phải qua đầu nậu, khiến nỗi khốn khổ của diêm dân thêm bội phần.
So với năm ngoái, giá muối hiện chỉ bằng 2/3, khoảng 27.000đ/giạ (40 kg), với giá này, những hộ làm muối giỏi chỉ lấy công làm lãi, còn những thuê đất và nhân công thì từ hòa vốn tới lỗ.
Trước tình hình này, hàng trăm hộ dân tại Lý Nhơn chỉ còn cách tích trữ, bảo quản chờ giá muối lên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, nếu giá muối vẫn không tăng trong thời gian tới thì diêm dân buộc phải chấp nhận thua lỗ, bán muối với giá rẻ cho thương lái để trang trải chi phí xăng dầu, nhân công….
Related news

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.

Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 - 5 lần.