Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỹ Tìm Cách Cấm Buôn Bán Cá Ngừ Vây Xanh

Mỹ Tìm Cách Cấm Buôn Bán Cá Ngừ Vây Xanh
Ngày đăng: 25/08/2011

Để hạn chế khai thác thủy sản bất hợp pháp và nâng cao khả năng tuân thủ hạn ngạch khai thác cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học (CBD) đã yêu cầu Mỹ phải tìm cách bảo vệ cá ngừ theo hiệp ước quốc tế cấm buôn bán qua biên giới loài thủy sản đang bị nguy cấp này.

Việc đưa cá ngừ vây xanh vào Phụ lục I của Công ước Quốc tế về cấm buôn bán các loài đang bị đe dọa (CITES) – hiệp ước quốc tế chính bảo vệ các loài đang bị nguy cấp – sẽ cho phép các nước đóng cửa “thị trường đen" đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cá ngừ.

Bà Catherine Kilduff, nhân viên của CBD cho biết, việc khai thác bất hợp pháp là một hiểm họa đối với cá ngừ vây xanh, làm xói mòn mọi nỗ lực phục hồi quần thể cá ngừ. Hơn bao giờ hết, mọi nỗ lực ngăn cản cá ngừ vây xanh khỏi bị tuyệt chủng phụ thuộc vào sự hợp tác toàn cầu nhằm ngăn chặn nạn lạm thác.

Việc đưa cá ngừ vây xanh vào CITES cũng cải thiện sự tuân thủ hạn ngạch khai thác và chấp hành quy định của Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương trong khi quy định này chưa ngăn chặn được hành động giết mổ không bền vững cá ngừ vây xanh trong hơn 4 thập kỷ qua.

Tuân thủ hạn ngạch khai thác đặc biệt quan trọng góp phần ngăn chặn sự tuyệt chủng của cá ngừ vây xanh. Vì trong tháng 6/2011, Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ (NMFS) đã phủ nhận vai trò bảo vệ loài cá máu nóng này của Đạo luật về bảo vệ các loài động vật bị nguy cấp (ESA) do CBD đề xuất. Từ đó, các tàu khai thác của Libi có thể đã khai thác bất hợp pháp cá ngừ vây xanh. Các quan chức Italia đang tiến hành điều tra vụ buôn bán và khai thác bất hợp pháp cá ngừ vây xanh Địa Trung Hải cho biết đã phát hiện hơn 1.000 vụ vi phạm, trong đó có cả các hồ sơ giả mạo về buôn bán và khai thác cá.

Bà Kilduff cho biết thêm, thật không may khi có quá nhiều người xem cá ngừ vây xanh là một mặt hàng sushi đắt tiền hơn là một loài thủy sản đại dương đang bị nguy cấp và rất cần được bảo vệ. Chúng ta phải có những rào cản thương mại để ngăn chặn nạn lạm thác tràn lan đe dọa tới tương lai của loài cá này.

Cuộc họp tiếp theo của CITES sẽ diễn ra vào năm 2013. Tại cuộc họp gần đây nhất vào tháng 3/2010, đa số thành viên đã không tán thành đề xuất bảo vệ cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương mặc dù có sự ủng hộ của Mỹ. Trong bữa tiệc vào đêm trước khi diễn ra cuộc họp, đoàn đại biểu Nhật Bản đã phục vụ món sushi cá ngừ vây xanh nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước chống lại lệnh cấm. Tháng sau đó, sự cố tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon ở vịnh Mêhicô xảy ra vào đúng mùa đẻ trứng của cá ngừ vây xanh phía Tây Đại Tây Dương. Trong 2 năm nữa, khi những ảnh hưởng của vụ tràn dầu được khắc phục hoàn toàn, NMFS sẽ cân nhắc lại xem có đưa cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương vào danh sách các loài đang bị đe dọa hay không.

Cá ngừ vây xanh phía Tây Đại Tây Dương không di cư sang Đại Tây Dương mà di chuyển từ các khu vực sinh sản ở vịnh Mêhicô tới các ngư trường dồi dào thức ăn gần bang New England. Tuy nhiên, loài cá ngừ vây xanh Địa Trung Hải qua vùng biển này trong vòng vài tuần của năm tuổi đầu tiên. Lạm thác ở Châu Âu khiến cá ngừ Địa Trung Hải đến lãnh hải Mỹ ít hơn.

Từ năm 1970, cá ngừ vây xanh phía Tây Đại Tây Dương đã giảm hơn 70% do lạm thác. Phản ứng trước tình trạng này, năm ngoái CBD đã phát động chiến dịch tẩy chay cá ngừ vây xanh trên toàn quốc.

Hơn 25.000 người đã tham gia chiến dịch này và cam kết không ăn tại các nhà hàng có phục vụ món cá ngừ vây xanh, nhiều đầu bếp và chủ các cửa hàng hải sản và sushi cũng đã cam kết không bán cá ngừ vây xanh.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao Mô hình trồng đậu phụng xen mì cho năng suất, hiệu quả cao

Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.

28/04/2015
Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015