VN nhập khẩu 34.000 tấn tôm nguyên liệu
Trước đó, cả năm 2014, số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu trong cả nước đạt 25.000 tấn.
Đó là thông tin ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho biết.
Có đến 80% tôm nguyên liệu nhập khẩu là từ Ấn Độ, phần còn lại từ Ecuado, Thái Lan, Indonesia...
Về việc lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, ông Hồ Quốc Lực – Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho rằng, từ đầu năm đến nay, bệnh vi bào tử trùng bùng phát dữ dội tại các vùng nuôi tôm.
Nguồn nguyên liệu trong nước do đó có phần khan hiếm.
Còn theo ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác 1-3 USD/kg và lại nhiễm chất cấm, kháng sinh các loại.
Vì thế nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu về chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.
Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.
Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.