Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Nuôi Chim Trĩ Đỏ
Ngày đăng: 28/03/2014

Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc. Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Trong thời gian nuôi ông thấy chim phát triển tốt, nên gây giống và mở rộng chuồng trại nuôi thêm.

Chim con từ khi mới nở đến trưởng thành khoảng 1 năm.

Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa (lúa được ngâm nước để mềm, chim dễ nuốt).

Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc.

Ông Hoàng cho biết, chim trĩ trông khá giống gà chọi, nhưng thấp hơn, nhỏ hơn và nhìn rất đẹp, con đực mầu sắc sặc sỡ. Chim cái đến thời kỳ sinh trưởng, cho trứng suốt 9 tháng, mỗi ngày đẻ 1 quả. Loài chim này không ấp trứng, sau khi đẻ nếu không nhặt trứng thì chim mẹ có thể mổ bể trứng. Vì thế phải xây lò để ấp trứng. Hiệu suất ấp trứng đạt khoảng 50%, tức là 100 trứng được khoảng 50 con chim con.

Gia đình ông Hoàng đang sở hữu 16 chuồng chim giống bố mẹ, mỗi chuồng có 3 con (2 mái, 1 đực).

Với giá bán 1 triệu đồng/cặp chim con 2 tuần tuổi, 1,5 triệu đồng/cặp chim 2 tháng tuổi, 3 triệu đồng/cặp chim trưởng thành, năm vừa rồi ông thu lãi 300 triệu đồng.

Tính riêng đợt xuất chuồng cách đây hơn tháng, với số lượng hơn 100 con chim con 2 tuần tuổi, ông thu hơn 50 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Và Thủy Sản Năm 2014 Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Và Thủy Sản Năm 2014

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

24/01/2015
Nông Dân Xã Hòa Tâm (Phú Yên) Trúng Cua, Tôm Đất Trái Vụ Nông Dân Xã Hòa Tâm (Phú Yên) Trúng Cua, Tôm Đất Trái Vụ

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.

24/01/2015
Ngư Dân Cát Tiến (Phù Cát) Trúng Đậm Tôm Hùm Giống Ngư Dân Cát Tiến (Phù Cát) Trúng Đậm Tôm Hùm Giống

Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.

24/01/2015
Khó Khăn Phát Triển Tôm Công Nghiệp Khó Khăn Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.

24/01/2015
Tiền Giang Hoạt Động Khuyến Nông Trong Thủy Sản Đạt Hiệu Quả Cao Tiền Giang Hoạt Động Khuyến Nông Trong Thủy Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

24/01/2015