Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng

Cụ thể, theo thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con.
Những trang trại này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi… cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực.
Đặc biệt, Vinamilk sẽ xây dựng trung tâm giống bò sữa chất lượng cao để cung cấp con giống thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, công ty này sẽ tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâm trung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015 - 2020, làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch.
Trong đó, xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ, đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn.
Cũng theo thỏa thuận này, Vinamilk dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh khi lượng thu mua của công ty đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.
Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.