Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng

Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng
Ngày đăng: 24/06/2012

Làng nghề chiếu Hới (xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) đã có tuổi đời nghìn năm. Giờ đây, những nghệ nhân và người dân đang nỗ lực giữ nghề dệt chiếu và sản phẩm chiếu Hới.

Người làng Hới tự hào khi có trong tay nhiều ngón nghề độc mà không ở đâu có được. Những độc chiêu đó, qua khung cửi thâu mành đã cho ra chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu cạp điều, sợi xe, chiếu nẩy...

Công đoạn tạo hình trên mặt chiếu đòi hỏi kỹ thuật cao.

Người dân quảng bá làng nghề

“Dệt chiếu cói phải là cói được trau kỹ lưỡng, lựa từng sợi mảnh thanh, dẻo dai. Có như thế khi lên tấm, chiếu mới trắng, bóng mượt. Người sành sỏi, khi mua chiếu Hới về dùng, phơi qua sương trời một đêm thì càng dùng chiếu càng óng vàng, không bị mốc”. Đó là lời giới thiệu của ông Trần Văn Tú (thôn Hải Triều) khi mới gặp chúng tôi. Theo ông Tú thì đó cũng là cách quảng bá làng nghề với khách viếng thăm.

tiếng máy sợi rộn rã khắp vùng, chúng tôi được ông Tú và những nghệ nhân làng chiếu kể về nguồn cội của làng. Chiếu cói làng Hới có từ thế kỷ thứ X, do Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (người làng Hải Triều) học ở bên Tàu về dạy lại dân làng. Qua nghìn năm, dù cuộc sống dâu bể thăng trầm nhưng mảnh chiếu làng Hới vẫn thế. Có chăng là sự đổi thay về cách làm chiếu bằng máy móc để thay thế công sức con người.

Ông Đoàn Minh Tới - chủ hộ làm chiếu truyền thống thôn Bùi Xá tâm sự: "Ngày trước, khi chưa có máy, để làm ra một tấm chiếu phải mất 2 thợ làm trong 4 ngày, có khi mất cả tuần mới xong một tấm vừa lòng những vị khách kén chọn". Kỹ thuật dệt chiếu truyền thống được lưu truyền đến ngày nay đã tạo nên nét đẹp vốn có của chiếu làng Hới. Mặc dù chiếu cói dệt bằng máy, nhưng chiếu Hới luôn có giá bán cao hơn so với các loại chiếu khác.

Xã Tân Lễ có gần 3.200 hộ thì 75% hộ làm nghề dệt chiếu, mỗi năm xuất ra thị trường hàng triệu chiếc chiếu. Giá cả luôn ổn định từ 150.000-300.000 đồng/chiếc. Chiếu Hới có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nguồn thu từ bán chiếu đã làm làng quê dần thay da đổi thịt...

Đổi mới cách làm, không đổi cái tâm

Giờ đây về Tân Lễ, khó gặp cảnh những người ngồi đan chiếu, thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống không thua kém là mấy.

Anh Phan Văn Sính (thôn Cầu Hà) là một trong những hộ đầu tiên trong xã đưa máy móc vào làm chiếu. Gia đình anh Sính hiện có 6 đầu máy. Mỗi ngày xưởng dệt của anh cho ra lò hơn 100 chiếc chiếu, giá bán 180.000 đồng/chiếu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 người trong thôn. Theo anh Sính, đầu tư cho làm chiếu thấp hơn so với trồng lúa, chăn nuôi, lại tranh thủ được nhân công lúc nông nhàn.

“Hiện nay tuy nhiều loại chiếu nhựa, chiếu mành, nhưng chiếu cói làng Hới vẫn đứng vững trên thị trường”.

Ông Nguyễn Văn Sanh

Kế xưởng dệt nhà anh Sính là xưởng dệt nhà ông Nguyễn Văn Sanh (thôn Vân Nam) có 15 đầu máy với hơn 40 công nhân. Mỗi ngày gia đình ông xuất đi Lai Châu, Điện Biên hơn 500 đầu chiếu. Ông Sanh tâm sự: "Gia đình tôi đã có 20 năm làm chiếu truyền thống, 5 năm đứng máy. Từ ngày có máy móc đã giảm được đáng kể chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu về 600 triệu đồng lãi".

Không chỉ gia đình anh Sính, ông Sanh thành công trong việc giữ gìn nghề truyền thống mà rất nhiều hộ ở Tân Lễ đang giữ nghề. Những đứa trẻ ở Tân Lễ lên 7, lên 8 đã biết lựa sợi, chuốt đay. Đó là những mầm xanh giữ lại ngón nghề ngàn tuổi mà tổ nghề đã ban cho.

Có thể bạn quan tâm

Kết thúc vụ nuôi tôm năm 2015 tái diễn điệp khúc được mùa rớt giá Kết thúc vụ nuôi tôm năm 2015 tái diễn điệp khúc được mùa rớt giá

Năm 2015, hầu hết các vùng nuôi tôm lớn trong tỉnh đều được mùa lớn, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), năng suất bình quân 6-7 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do giá tôm ở mức thấp nên thu nhập của người nuôi tôm bị giảm sút.

23/10/2015
Xây dựng 30 cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 Xây dựng 30 cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2015 - 2016

Huyện Phù Cát vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Mùa năm 2015, triển khai những chủ trương, biện pháp kỹ thuật sản xuất vụ Ðông Xuân (ÐX) 2015 - 2016 trên địa bàn huyện.

23/10/2015
Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.

23/10/2015
Khắc phục khó khăn tập trung phát triển kinh tế biển Khắc phục khó khăn tập trung phát triển kinh tế biển

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

23/10/2015
Toàn tỉnh đã xây dựng được 118 cánh đồng mẫu lớn và 51 cánh đồng tiên tiến Toàn tỉnh đã xây dựng được 118 cánh đồng mẫu lớn và 51 cánh đồng tiên tiến

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

23/10/2015