Vinamilk dự kiến xây trang trại bò sữa lớn tại Lâm Đồng
Cụ thể, theo thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con.
Những trang trại này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi… cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực.
Đặc biệt, Vinamilk sẽ xây dựng trung tâm giống bò sữa chất lượng cao để cung cấp con giống thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, công ty này sẽ tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâm trung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2015 - 2020, làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch.
Trong đó, xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ, đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn.
Cũng theo thỏa thuận này, Vinamilk dự kiến sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh khi lượng thu mua của công ty đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày.
Related news
TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.
Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.
Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.
Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.