Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Lúa Một Bụi Đỏ Ruột Hồng Kêu Cứu

Người Trồng Lúa Một Bụi Đỏ Ruột Hồng Kêu Cứu
Ngày đăng: 17/04/2012

25 xã viên HTX Thành Lợi thuộc xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cùng đứng đơn kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu can thiệp trong việc mua lúa Một bụi đỏ ruột hồng.

Theo đơn, hiện HTX Thành Lợi còn khoảng 80 tấn lúa Một bụi đỏ ruột hồng, nhưng không thương lái, công ty nào chịu mua. Còn Trại thực nghiệm nông nghiệp của huyện Hồng Dân mua với giá 5.950 đồng/kg, chưa bằng phân nửa giá lúc huyện mua lần đầu trong dân. Năm 2011, được sự chỉ đạo của UBND huyện, HTX Thành Lợi nhận mạ làm giống lúa Một bụi đỏ ruột hồng. UBND huyện cam kết sau khi HTX thu hoạch, huyện sẽ mua hết lúa Một bụi đỏ ruột hồng và hỗ trợ giá cao hơn thị trường 20%.

Sau đó, huyện Hồng Dân thu mua lúa của HTX được 3 lần. Lần đầu mua 2 tấn với giá 13.000 đồng/kg; lần 2 mua 5 tấn, giá 8.000 đồng/kg và lần 3 mua 20 tấn, giá 6.545 đồng/kg. Giá thu mua lúa của huyện Hồng Dân liên tục giảm.

Theo ông Mai Hồng Kỉnh, xã viên HTX Thành Lợi, loại lúa này gạo không hồng như huyện nói, tỷ lệ gạo khi chà quá thấp, bị bạc bụng nhiều, chất lượng cơm không ngon. Do đó, loại gạo Một bụi đỏ ruột hồng ít được ưa chuộng.

Xã viên HTX Thành Lợi phải đi vay tiền ngoài ngân hàng với lãi suất cao để phục vụ sản xuất. Nay huyện mua với giá quá thấp, khiến lúa tồn đọng, đẩy bà con vào cảnh nợ nần, không vốn để tiếp tục sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm Chăn Nuôi Động Vật Rừng Hiệu Quả Nhưng Mạo Hiểm

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

22/11/2013
Công Nghệ Sấy Lúa Ngày Càng Phát Triển Công Nghệ Sấy Lúa Ngày Càng Phát Triển

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.

22/11/2013
Giao Thông Khó Khăn - Hàng Nông Sản Ở Kỳ Sơn Bị Ép Giá Giao Thông Khó Khăn - Hàng Nông Sản Ở Kỳ Sơn Bị Ép Giá

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

22/11/2013
Tổng Doanh Thu Thủy Sản Ước Đạt Hơn 1.000 Tỷ Đồng Tổng Doanh Thu Thủy Sản Ước Đạt Hơn 1.000 Tỷ Đồng

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay mặc dù bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão nhưng sản lượng cá thương phẩm toàn tỉnh ước đạt 29 nghìn tấn, tăng gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái

23/11/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Đà Làm Giàu Từ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Đà

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

23/11/2013