Việt Nam Nhập Khẩu Hàng Ngàn Con Trâu Từ Úc

Chuyến hàng xuất khẩu trâu đầu tiên xuất phát từ vùng lãnh thổ Bắc Úc đã tới Việt Nam.
Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.
Sau chuyến hàng chở 222 con trâu đầu tiên tới Việt Nam, lô hàng 600 con khác sẽ được xuất cảng vào tuần tới và 1.500 con sẽ được xuất khẩu vào tháng 4. Quan chức hữu quan của Úc sẽ tới Việt Nam trong hai tuần để giám sát các hoạt động và điều kiện liên quan tới số gia súc trên.
Việt Nam là thị trường nhập khẩu gia súc sống lớn thứ hai của Úc sau Indonesia, nhưng đây mới là lô hàng xuất khẩu trâu đầu tiên của Úc sang Việt Nam.
Ông Dean Ryan, người phụ trách thương mại của Cơ quan gia súc sống Đông Nam Á nhận định xuất khẩu sang Việt Nam có thể đạt giá trị tới 20 triệu AUD trong năm nay, với khoảng 10.000-20.000 con gia súc được xuất cảng.
Hiện ngành chăn nuôi, xuất khẩu gia súc sống là một phần quan trọng trong kế hoạch của Chính phủ Úc nhằm phát triển Bắc Úc thành “kho lương thực của châu Á”.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.