Việt Nam Nhập Khẩu Hàng Ngàn Con Trâu Từ Úc

Chuyến hàng xuất khẩu trâu đầu tiên xuất phát từ vùng lãnh thổ Bắc Úc đã tới Việt Nam.
Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.
Sau chuyến hàng chở 222 con trâu đầu tiên tới Việt Nam, lô hàng 600 con khác sẽ được xuất cảng vào tuần tới và 1.500 con sẽ được xuất khẩu vào tháng 4. Quan chức hữu quan của Úc sẽ tới Việt Nam trong hai tuần để giám sát các hoạt động và điều kiện liên quan tới số gia súc trên.
Việt Nam là thị trường nhập khẩu gia súc sống lớn thứ hai của Úc sau Indonesia, nhưng đây mới là lô hàng xuất khẩu trâu đầu tiên của Úc sang Việt Nam.
Ông Dean Ryan, người phụ trách thương mại của Cơ quan gia súc sống Đông Nam Á nhận định xuất khẩu sang Việt Nam có thể đạt giá trị tới 20 triệu AUD trong năm nay, với khoảng 10.000-20.000 con gia súc được xuất cảng.
Hiện ngành chăn nuôi, xuất khẩu gia súc sống là một phần quan trọng trong kế hoạch của Chính phủ Úc nhằm phát triển Bắc Úc thành “kho lương thực của châu Á”.
Related news

Sở NN&PTNT Cà Mau khuyến cáo người dân cần cân nhắc trước khi quyết định đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô lớn. Lý do nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng xuất hiện nhiều rủi ro bất cập, trong khi đó số vốn đầu tư khá lớn.

Trên địa bàn Bình Phước lại xuất hiện một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, dư luận đặt dấu hỏi về mục đích thu mua kỳ lạ này

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút, vụ hè thu năm nay, địa phương sẽ tiến hành gieo trên 15.900 ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích cây ngô, lúa vẫn chiếm ưu thế. Hiện tại, bà con ở các xã, thị trấn đã chủ động làm đất, xuống giống đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.