Về Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi
Qua thống kê chưa đầy đủ, 4 xã của huyện Kế Sách đã xuất hiện sâu đục trái, với gần 400 ha diện tích trồng bưởi, cam bị nhiễm. Các khảo sát ban đầu cũng ghi nhận được một số kết quả khác:
- Vết đục của sâu đục trái vừa mở đường cho nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện cho dòi đục trái xâm nhập và gây hại khiến trái bị hư thối và rụng nhanh hơn. Do đó, hầu hết số trái bị sâu đục sẽ rụng; số ít còn lại cũng không thể bán vì mẫu mã và chất lượng kém.
- Khi đẫy sức, sâu sẽ chui ra ngoài và làm nhộng trong đất.
Các kết quả nghiên cứu được công bố ở nước ngoài cho biết loài sâu đục trái cây có múi đã xuất hiện ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ở Malaysia, vào năm 1993 loài sâu này từ loại dịch hại thứ yếu đã trở thành loại dịch hại quan trọng và phổ biến trên cây có múi. Ở Úc, sâu đục trái cây có múi là đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt vì nước này lo sợ sự xâm nhập của đục trái cây có múi sẽ đe dọa các vùng trồng cam của họ.
Các công bố của nước ngoài cũng cho biết sâu đục trái trên cây có múi có thể tấn công và gây hại trên chanh giấy, chanh núm, bưởi, quýt hồng, cam...
Ở Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, chưa thấy có báo cáo chính thức nào về sự xuất hiện và gây hại của loài sâu này. Do đó, trong thời gian tới, dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, huyện Kế Sách sẽ triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố, gây hại của sâu đục trái cây có múi Citripestis sagittiferella và đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp loại sâu này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết: Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố lại kết quả cuối cùng, đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012) với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam.
Với diện tích đất sản xuất gần 1.000m2, anh Nguyễn Đức Trọng đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) trước đây chỉ trồng ngô, khoai, hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể những năm mất mùa. Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 vụ thu hoạch ngô, cuộc sống rất khó khăn. Từ năm 2000, gia đình anh chuyển sang trồng rau, tuy vất vả hơn trồng ngô, khoai nhưng hiệu quả kinh tế bắt đầu khởi sắc dần.
Vài tháng qua, tại một số xã giáp biển của huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nhiều ngư dân đã chuyển hẳn từ bắt cá, ghẹ sang đánh bắt con banh lông, một loài thủy sản còn xa lạ với người dân Kiên Giang. Đã xuất hiện dấu hiệu bất thường, trong khi đó chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lúng túng.
Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).
Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.