Nuôi Động Vật Hoang Dã Đầu Ra Còn Bấp Bên
Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.
Giá trị kinh tế cao
Trong khi chăn nuôi bò, heo, gia cầm liên tiếp đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm thì một số người chăn nuôi bắt đầu chuyển sang nuôi động vật hoang dã như: heo rừng, chồn, nhím, nai, rắn… bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đơn cử như ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột, địa bàn đang nắm giữ kỷ lục là vùng nuôi nai tập trung của cả tỉnh với 593 hộ nuôi 2.500 con nai. Theo người dân nơi đây, con nai có mặt ở vùng đất này khá lâu, tuy nhiên, nghề nuôi nai chỉ phát triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây và con nai thực sự đang giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ông Trần Duy Thoan, thôn 2 cho hay, gia đình nuôi 6 con nai, bình quân một năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng từ tiền bán nhung, chưa kể tiền bán con giống. Hay hộ anh Trần Quang Quyền, nuôi 6 con, trong đó có 2 con lấy nhung, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 10kg nhung, với giá bán trên, dưới 7 triệu đồng/kg, đã cho gia đình anh có một nguồn thu gần cả trăm triệu đồng. Theo anh Trần Trọng Khánh, trưởng thôn 2 cho biết, nuôi nai khá dễ, con nai có thể ăn mọi thứ thức ăn từ cỏ đến vỏ mít, cùi sầu riêng, cùi và vỏ ngô; nai lại sống rất khỏe, ít bệnh tật. Vì vậy, ngoài vốn đầu tư con giống ban đầu và xây dựng chuồng trại, thì chi phí thức ăn, công chăm sóc không nhiều, nên lợi nhuận thu được hàng năm từ nai khá cao. Hiện nuôi nai tập trung chủ yếu ở thôn 2, bà con cũng đang dần hướng đến việc liên kết và xây dựng thương hiệu để sản phẩm có đầu ra ổn định.
Mặc dù đã qua thời hoàng kim, nhưng nuôi nhím cũng được nhiều nông dân lựa chọn bởi vốn đầu tư không cao, kỹ thuật chăn nuôi cũng đơn giản. Một trong những hộ thành công trong nuôi nhím phải kể đến hộ chị Vi Thị Thanh Liễu, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột. Chị kể, chị bắt đầu nghề nuôi nhím bằng một con nhím được cho, sau một thời gian thấy nuôi nhím không mấy khó khăn, chị quyết định triển khai kế hoạch phát triển nhím từ đầu năm 2005. Vừa nuôi, vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm, từ 2009 đến nay đàn nhím của gia đình đã phát triển 400 con, trong đó có 70 nhím mẹ sinh sản. Với giá bán 250.000 đồng/kg nhím thịt và 3 triệu đồng/cặp nhím giống (từ 2,5-3 tháng tuổi), chị ước tính thu khoảng 400 triệu đồng/năm.
Và còn rất nhiều mô hình về nuôi heo rừng, rắn, dúi… đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi tự phát, theo phong trào đã khiến người chăn nuôi chịu nhiều rủi ro về đầu ra sản phẩm cũng như gặp khó khăn trong quản lý dịch bệnh…
Cần có sự liên kết
Giá trị kinh tế cao từ sản phẩm của động vật hoang dã được nuôi nhốt thì ai cũng nhìn thấy, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một hộ chăn nuôi nào bảo đảm được đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình và bài toán từ con nhím là một minh chứng. Năm từ 2007-2009 được xem là thời đại hoàng kim của nhím bởi giá nhím giống có lúc được đẩy lên 30 triệu đồng/cặp, nhím thịt từ 600-700 nghìn đồng/kg cũng không có sản phẩm để bán. Thế là nông dân đổ xô đi nuôi nhím; địa phương nào cũng thấy xuất hiện các mô hình nuôi nhím.
Đến năm 2010, giá nhím đột ngột rớt thê thảm, từ 30 triệu đồng xuống còn dưới 3 triệu đồng/cặp nhím giống, nhím thịt còn dưới 200 nghìn đồng/kg nhưng cũng không có đầu ra, rất nhiều nông dân đã đổ nợ vì con nhím. Đến thời điểm này, giá nhím đang ở giá trị thực của sản phẩm, mặc dù không cao nhưng cũng bảo đảm được nguồn thu khá cho nông dân, tuy đầu ra vẫn chưa thật sự ổn định. Trước vấn đề này, bà Tống Thị Điệp, Chủ tịch Hội nông dân thành phố đánh giá: nông dân đang hướng vào chăn nuôi động vật hoang dã là hướng đi mới, có sự năng động trong việc đánh giá nhu cầu thị trường. Thế nhưng để hướng đi này được bền vững, nông dân cần tạo được mối liên kết để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Có như vậy, việc chăn nuôi của họ mới có điều kiện phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng.
Trong khi chưa tạo được sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi, thì nhiều nông dân đã năng động, tạo được chỗ đứng ổn định cho sản phẩm của mình trên thị trường, như hộ anh Hoàng Văn Tá, Buôn Ky, phường Thành Nhất, đã chọn heo rừng lai để nuôi, tuy nhu cầu thị trường nhiều nhưng đầu ra sản phẩm vẫn còn khá bấp bênh. Trước thực tế trên, anh mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín từ chăn nuôi đến chế biến, kinh doanh sản phẩm heo rừng. Bên cạnh các đầu mối là nhà hàng, quán ăn, nếu người mua trực tiếp đặt hàng và có nhu cầu chế biến thì đều được anh đáp ứng.
Anh cũng xây dựng một quán thực phẩm chuyên về heo rừng vừa để tiêu thụ sản phẩm vừa giới thiệu cho nhiều người biết đến. Bởi vậy, trang trại của anh hiện có 150 con heo, trong đó có 20 heo nái, 1 heo đực thuần, còn lại heo con và heo thương phẩm nhưng cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Hay hộ chị Vi Thị Thanh Liêu cũng vậy, trước “sóng gió” của giá nhím bấp bênh làm nhiều hộ điêu đứng thì gia đình chị vẫn duy trì được đàn nhím bằng cách chỉ bán nhím trên một năm tuổi (thịt nhím lúc này mới dai và ngon), vừa bán nhím thịt vừa khuyến mại luôn việc chế biến và nấu sẵn. Theo chị Liễu, nhiều người thích ăn nhím nhưng không biết cách làm và chế biến các món ăn, nắm được tâm lý này vợ chồng chị đã đi học nghề nấu nướng. Ai có nhu cầu, chỉ cần gọi điện thoại đặt hàng là vợ chồng chị bắt nhím, làm thịt chế biến sẵn và đem đến tận nhà. Nhờ vậy, việc làm ăn của gia đình chị ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số ít nông dân thành công trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường tiêu thụ, vẫn còn nhiều nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ cần sự liên kết, chung tay của 4 nhà để phát triển và xa hơn là để những nghề mới của ngành chăn nuôi Dak Lak có thêm điều kiện phát triển không bị chết ỉu.Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.
Giá trị kinh tế cao
Trong khi chăn nuôi bò, heo, gia cầm liên tiếp đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm thì một số người chăn nuôi bắt đầu chuyển sang nuôi động vật hoang dã như: heo rừng, chồn, nhím, nai, rắn… bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đơn cử như ở xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột, địa bàn đang nắm giữ kỷ lục là vùng nuôi nai tập trung của cả tỉnh với 593 hộ nuôi 2.500 con nai. Theo người dân nơi đây, con nai có mặt ở vùng đất này khá lâu, tuy nhiên, nghề nuôi nai chỉ phát triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây và con nai thực sự đang giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Trần Duy Thoan, thôn 2 cho hay, gia đình nuôi 6 con nai, bình quân một năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng từ tiền bán nhung, chưa kể tiền bán con giống.
Hay hộ anh Trần Quang Quyền, nuôi 6 con, trong đó có 2 con lấy nhung, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 10kg nhung, với giá bán trên, dưới 7 triệu đồng/kg, đã cho gia đình anh có một nguồn thu gần cả trăm triệu đồng. Theo anh Trần Trọng Khánh, trưởng thôn 2 cho biết, nuôi nai khá dễ, con nai có thể ăn mọi thứ thức ăn từ cỏ đến vỏ mít, cùi sầu riêng, cùi và vỏ ngô; nai lại sống rất khỏe, ít bệnh tật. Vì vậy, ngoài vốn đầu tư con giống ban đầu và xây dựng chuồng trại, thì chi phí thức ăn, công chăm sóc không nhiều, nên lợi nhuận thu được hàng năm từ nai khá cao. Hiện nuôi nai tập trung chủ yếu ở thôn 2, bà con cũng đang dần hướng đến việc liên kết và xây dựng thương hiệu để sản phẩm có đầu ra ổn định.
Mặc dù đã qua thời hoàng kim, nhưng nuôi nhím cũng được nhiều nông dân lựa chọn bởi vốn đầu tư không cao, kỹ thuật chăn nuôi cũng đơn giản. Một trong những hộ thành công trong nuôi nhím phải kể đến hộ chị Vi Thị Thanh Liễu, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột. Chị kể, chị bắt đầu nghề nuôi nhím bằng một con nhím được cho, sau một thời gian thấy nuôi nhím không mấy khó khăn, chị quyết định triển khai kế hoạch phát triển nhím từ đầu năm 2005. Vừa nuôi, vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm, từ 2009 đến nay đàn nhím của gia đình đã phát triển 400 con, trong đó có 70 nhím mẹ sinh sản. Với giá bán 250.000 đồng/kg nhím thịt và 3 triệu đồng/cặp nhím giống (từ 2,5-3 tháng tuổi), chị ước tính thu khoảng 400 triệu đồng/năm.
Và còn rất nhiều mô hình về nuôi heo rừng, rắn, dúi… đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi tự phát, theo phong trào đã khiến người chăn nuôi chịu nhiều rủi ro về đầu ra sản phẩm cũng như gặp khó khăn trong quản lý dịch bệnh…
Cần có sự liên kết
Giá trị kinh tế cao từ sản phẩm của động vật hoang dã được nuôi nhốt thì ai cũng nhìn thấy, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một hộ chăn nuôi nào bảo đảm được đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình và bài toán từ con nhím là một minh chứng. Năm từ 2007-2009 được xem là thời đại hoàng kim của nhím bởi giá nhím giống có lúc được đẩy lên 30 triệu đồng/cặp, nhím thịt từ 600-700 nghìn đồng/kg cũng không có sản phẩm để bán. Thế là nông dân đổ xô đi nuôi nhím; địa phương nào cũng thấy xuất hiện các mô hình nuôi nhím.
Đến năm 2010, giá nhím đột ngột rớt thê thảm, từ 30 triệu đồng xuống còn dưới 3 triệu đồng/cặp nhím giống, nhím thịt còn dưới 200 nghìn đồng/kg nhưng cũng không có đầu ra, rất nhiều nông dân đã đổ nợ vì con nhím. Đến thời điểm này, giá nhím đang ở giá trị thực của sản phẩm, mặc dù không cao nhưng cũng bảo đảm được nguồn thu khá cho nông dân, tuy đầu ra vẫn chưa thật sự ổn định. Trước vấn đề này, bà Tống Thị Điệp, Chủ tịch Hội nông dân thành phố đánh giá: nông dân đang hướng vào chăn nuôi động vật hoang dã là hướng đi mới, có sự năng động trong việc đánh giá nhu cầu thị trường. Thế nhưng để hướng đi này được bền vững, nông dân cần tạo được mối liên kết để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Có như vậy, việc chăn nuôi của họ mới có điều kiện phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng.
Trong khi chưa tạo được sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi, thì nhiều nông dân đã năng động, tạo được chỗ đứng ổn định cho sản phẩm của mình trên thị trường, như hộ anh Hoàng Văn Tá, Buôn Ky, phường Thành Nhất, đã chọn heo rừng lai để nuôi, tuy nhu cầu thị trường nhiều nhưng đầu ra sản phẩm vẫn còn khá bấp bênh. Trước thực tế trên, anh mạnh dạn xây dựng mô hình khép kín từ chăn nuôi đến chế biến, kinh doanh sản phẩm heo rừng. Bên cạnh các đầu mối là nhà hàng, quán ăn, nếu người mua trực tiếp đặt hàng và có nhu cầu chế biến thì đều được anh đáp ứng.
Anh cũng xây dựng một quán thực phẩm chuyên về heo rừng vừa để tiêu thụ sản phẩm vừa giới thiệu cho nhiều người biết đến. Bởi vậy, trang trại của anh hiện có 150 con heo, trong đó có 20 heo nái, 1 heo đực thuần, còn lại heo con và heo thương phẩm nhưng cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Hay hộ chị Vi Thị Thanh Liêu cũng vậy, trước “sóng gió” của giá nhím bấp bênh làm nhiều hộ điêu đứng thì gia đình chị vẫn duy trì được đàn nhím bằng cách chỉ bán nhím trên một năm tuổi (thịt nhím lúc này mới dai và ngon), vừa bán nhím thịt vừa khuyến mại luôn việc chế biến và nấu sẵn. Theo chị Liễu, nhiều người thích ăn nhím nhưng không biết cách làm và chế biến các món ăn, nắm được tâm lý này vợ chồng chị đã đi học nghề nấu nướng. Ai có nhu cầu, chỉ cần gọi điện thoại đặt hàng là vợ chồng chị bắt nhím, làm thịt chế biến sẵn và đem đến tận nhà. Nhờ vậy, việc làm ăn của gia đình chị ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số ít nông dân thành công trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường tiêu thụ, vẫn còn nhiều nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ cần sự liên kết, chung tay của 4 nhà để phát triển và xa hơn là để những nghề mới của ngành chăn nuôi Dak Lak có thêm điều kiện phát triển không bị chết ỉu.
Có thể bạn quan tâm
Đó là hành vi đổ hóa chất xuống đất để dụ giun nổi lên xem có tốt không rồi... sẽ tiến hành thu mua của thương lái Trung Quốc vừa được phát hiện tại Quảng Trị.
Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng - anh nông dân Lê Tất Dũng dù học hành chưa hết phổ thông nhưng đã có những việc làm có lợi nhiều cho nông dân, như làm cầu phao bắc qua sông Vu Gia, sáng chế máy cày tay đa năng, máy bóc vỏ đậu…
Bột dong ở Bình Lư khi làm miến vừa trong, vừa dẻo, sợi miến làm ra dài tới mấy mét mà không đứt gãy. Miến nấu lên vừa ngon mềm, vừa dai và trơn mát...
Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.
Với mục đích kết nối hội viên, nông dân (ND) và doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, vừa qua, Trung tâm Trợ giúp ND thuộc Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với ND trên địa bàn huyện Ba Vì.