Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Về Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi

Về Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi
Publish date: Wednesday. February 29th, 2012

Qua thống kê chưa đầy đủ, 4 xã của huyện Kế Sách đã xuất hiện sâu đục trái, với gần 400 ha diện tích trồng bưởi, cam bị nhiễm. Các khảo sát ban đầu cũng ghi nhận được một số kết quả khác:

- Vết đục của sâu đục trái vừa mở đường cho nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện cho dòi đục trái xâm nhập và gây hại khiến trái bị hư thối và rụng nhanh hơn. Do đó, hầu hết số trái bị sâu đục sẽ rụng; số ít còn lại cũng không thể bán vì mẫu mã và chất lượng kém.

- Khi đẫy sức, sâu sẽ chui ra ngoài và làm nhộng trong đất.

Các kết quả nghiên cứu được công bố ở nước ngoài cho biết loài sâu đục trái cây có múi đã xuất hiện ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ở Malaysia, vào năm 1993 loài sâu này từ loại dịch hại thứ yếu đã trở thành loại dịch hại quan trọng và phổ biến trên cây có múi. Ở Úc, sâu đục trái cây có múi là đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt vì nước này lo sợ sự xâm nhập của đục trái cây có múi sẽ đe dọa các vùng trồng cam của họ.

Các công bố của nước ngoài cũng cho biết sâu đục trái trên cây có múi có thể tấn công và gây hại trên chanh giấy, chanh núm, bưởi, quýt hồng, cam...

Ở Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, chưa thấy có báo cáo chính thức nào về sự xuất hiện và gây hại của loài sâu này. Do đó, trong thời gian tới,  dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, huyện Kế Sách sẽ triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố, gây hại của sâu đục trái cây có múi Citripestis sagittiferella và đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp loại sâu này.


Related news

Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Tôm Tại Khánh Hòa Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Tôm Tại Khánh Hòa

Tình trạng thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm nguyên liệu với giá cao, số lượng lớn đang gây rối loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Điều này còn khiến nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu chao đảo bởi thiếu nguyên liệu.

Thursday. September 26th, 2013
Nguy Cơ Ô Nhiễm Nguồn Nước Nuôi Thủy Sản Nguy Cơ Ô Nhiễm Nguồn Nước Nuôi Thủy Sản

Nguồn nước sông ngòi ở Cà Mau đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi thuỷ sản của tỉnh. Vì vậy, bảo vệ môi trường nước trong nuôi thuỷ sản đang trở thành vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Bởi môi trường nước không những tác động rất lớn đến hiệu quả trong nuôi thuỷ sản, mà còn giúp các loài thuỷ sinh vật khác phát triển và cân bằng môi trường sinh thái trong tự nhiên.

Sunday. September 29th, 2013
8 Tháng Thu Hoạch Gần 20 Nghìn Tấn Nghêu 8 Tháng Thu Hoạch Gần 20 Nghìn Tấn Nghêu

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, trong tháng 8/2013, toàn tỉnh Trà Vinh đã thả nuôi 4.173 ha thủy sản, thu hoạch 11.066 tấn; nâng tổng diện tích đến cuối tháng 8 thả nuôi 47.994 ha; sản lượng thu hoạch 52.698 tấn, đạt 61,6% kế hoạch, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sunday. September 29th, 2013
Vào Vụ Thu Hoạch Cá Tra - Nông Dân Lãi Ít Vào Vụ Thu Hoạch Cá Tra - Nông Dân Lãi Ít

Nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá tra trong ao, hầm, với giá bán dao động ở mức 23.000 đồng/kg, Với mức giá bán này, người nuôi cá tra chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít, chứ chưa đạt lợi nhuận cao.

Sunday. September 29th, 2013
Thoát Nạn Bán Phá Giá Tôm Thoát Nạn Bán Phá Giá Tôm

Mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng về thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2/2011- 2/2012 với thuế suất 0%.

Sunday. September 29th, 2013