Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà-Phê Đạt Hơn 3 Tỷ USD
Dù giảm so với niên vụ trước nhưng khối lượng và kim ngạch cà-phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2012-2013 vẫn đạt hơn 1,3 triệu tấn và hơn 3 tỷ USD.
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Nếu tính cả niên vụ 2012-2013 (từ tháng 10-2012 đến 9-2013), tổng lượng cà-phê nước ta xuất khẩu đạt 1.417.878 tấn, đạt tổng kim ngạch hơn 3,038 tỷ USD, giảm 11,2% về khối lượng và giảm 10,3% về giá trị so với niên vụ 2011-2012.
Tuy vậy, đây là năm thứ ba ngành cà-phê nước ta đạt được khối lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Hơn nữa, với mức giá cà-phê nhân xô trung bình từ 38 triệu đến 39 triệu đồng/tấn, người trồng cà-phê vẫn có lãi.
Về thị trường, trong niên vụ 2012-2013, Đức đã vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu cà-phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 10% thị phần; Hoa Kỳ đứng thứ hai với 8% thị phần.
Ngành cà-phê sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn trong niên vụ tới khi tình trạng hạn hán đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khoảng 40.000 ha và khiến 5.000 ha cà-phê bị mất trắng. Bên cạnh đó, tình hình sâu lạ, bệnh, thoái hóa giống cà-phê cùng với giá nhiều loại vật tư đầu vào tăng cao khiến hoạt động canh tác cà-phê bị thu hẹp và đối mặt nhiều rủi ro.
Do vậy, Vicofa dự báo sản lượng cà-phê của niên vụ 2013-2014 sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Việt Nam (WWF-VN) đã tổ chức hội thảo "Nâng cao nhận thức về sản xuất cá tra bền vững tại ĐBSCL".
Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.
Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.