Đứng Đầu Về Cơ Giới, Vẫn Sạ Chay
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.
Tuy nhiên, trong sản xuất lúa vụ 3 năm nay, vẫn còn diện tích lúa sạ chay lớn nhất tỉnh, khoảng 3.000ha. Vì tập quán của nông dân coi lúa vụ 3 (Thu Đông) là lúa “lấp vụ” chờ chuyển sang vụ Đông Xuân, nên không đầu tư.
Chỉ một số nơi đất gò cao huyện có chỉ đạo địa phương vận động bà con trồng xen màu như đậu nành. Việc mở rộng diện tích trồng rau quả như các nơi, đối với bà con Vũng Liêm ít kinh nghiệm và khâu tiêu thụ cũng rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nhãn da bò từ lâu đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhà vườn ở ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Thế nhưng, đại dịch chổi rồng đang hoành hành trên nhãn da bò ở mức độ hoàn toàn không thể kiểm soát được. Mặc dù tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân điều trị bệnh, nhưng vẫn… không cứu vãn được tình thế.
Cuối tuần qua, tại huyện Long Mỹ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Quýt đường Long Trị” cho Hợp tác xã (HTX) Quýt đường Long Trị (ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ - Hậu Giang).
Ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt (Lâm Đồng), đến km178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố) đã nhiều, tôi thường chỉ nghe tiếng máy ầm ì từ Mỏ Đá vẳng tới. Vậy mà ngẫu nhiên lần này, khi phóng tầm mắt trông lên Mỏ Đá, tôi bất ngờ, bởi những cọc tiêu mọc trên đá tự bao giờ!
Thực hiện quy định áp dụng cân tải trọng xe được cho là sẽ khiến giá giống tăng 6 - 7%, chi phí vận tải tăng gấp 3 lần so với trước đó. Nhiều DN đang phải tính đến phương án chuyển sang chở lúa giống bằng đường sắt hoặc tàu thủy.
Vụ tỏi năm nay, nông dân Lý Sơn được mùa, thế nhưng tỏi lại rớt giá thê thảm. Hiện mỗi kg tỏi tươi chỉ khoảng từ 20- 25 ngàn đ/kg, tỏi khô từ 35- 40 ngàn đ/kg.