Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU
Ngày đăng: 29/06/2012

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vẫn chưa có thời hạn cụ thể để xuất khẩu 5 loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), mùi tàu (ngò gai) vào thị trường châu Âu (EU). Lý do thời gian qua các công ty xuất khẩu lấy rau từ nguồn gốc không rõ ràng, rất khó truy xuất nguồn gốc, rất dễ bị nhiễm dịch hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mướp đắng (khổ qua) là 1 trong 5 loại rau quả Việt Nam đang bị tạm dừng nhập khẩu vào EU

Để giải quyết tận gốc, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức lại quy trình sản xuất và đánh giá các loại rau quả vào thị trường EU tương tự với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, rau phải được trồng tại các vùng có mã số theo quy trình bắt buộc để kiểm soát dịch hại và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, từ 17/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cho biết: Cục đã có văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về việc, tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Rau húng, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng, mùi tàu sang thị trường EU từ nay đến ngày 1/2/2013.

‘Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tạm ngừng cấp phép xuất khẩu các loại rau này sang EU. Đây là một trong những việc làm cần thiết để chúng ta kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch, giữ vững thị trường EU’ - ông Hồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cục đã gửi văn bản thông báo tới Cơ quan kiểm dịch thực vật Ấn Độ về việc Việt Nam có thể sẽ dừng nhập khẩu ngô và khô dầu đậu tương của nước này. Nếu các lô hàng có nguồn gốc từ Ấn Độ tiếp tục bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

15/10/2014
Bình Định Tái Diễn Tình Trạng “Xí Phần” Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Đầm Thị Nại Bình Định Tái Diễn Tình Trạng “Xí Phần” Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Đầm Thị Nại

Trước tình trạng này, UBND xã Phước Thuận đã mời tất cả các trường hợp tới làm việc, yêu cầu tự giác tháo dỡ, khôi phục lại hiện trạng ban đầu trước ngày 31.10.2014. Nếu các hộ không tự giác chấp hành, UBND xã Phước Thuận sẽ xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ.

15/10/2014
Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Chăn Nuôi Tập Trung Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Về xã Bình Định (Kiến Xương) vào những ngày này, dọc các con đường liên thôn to rộng là hệ thống mương máng được xây dựng chắc chắn, thuận lợi cho tưới, tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt. Những thửa ruộng tươi tốt, những bông lúa trĩu hạt đã nói lên sự cố gắng cần cù của bà con nông dân và sự chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền nơi đây.

15/10/2014
Bắc Ninh Chuẩn Bị Đủ Nguồn Giống Nấm Cho Vụ Mới Bắc Ninh Chuẩn Bị Đủ Nguồn Giống Nấm Cho Vụ Mới

Sản xuất nấm với việc tận dụng những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và cho giá trị kinh tế cao đang được nhiều người dân nông thôn ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trồng và nhân rộng mô hình làm kinh tế hiệu quả này, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH&CN) tỉnh Bắc Ninh gấp rút chuẩn bị tăng lượng giống nấm, sẵn sàng cùng nông dân bước vào mùa vụ mới.

15/10/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Là Vùng Trọng Điểm Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt Đồng Bằng Sông Cửu Long Là Vùng Trọng Điểm Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam.

15/10/2014