Đã Đến Lúc Nông Dân Phải Tự Đứng Lên
Nguồn: Cà Mau Online, 02/12/2011Ngày đăng tin:
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề ra những chủ trương, chính sách quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế, nông dân phải “tự tính toán cho bản thân mình, tự đứng lên” để làm chủ và quyết định cho tương lai của mình.
Theo đó, thay vì chỉ làm ăn nhỏ lẻ, nông dân nên góp tiền, của, vật chất, công sức hình thành các mô hình sản xuất với quy mô lớn hơn, làm ra sản phẩm, hàng hóa lớn có giá trị cao tham gia với thị trường trong nước và hội nhập kinh tế thế giới.
Do đó, nông dân phải đổi mới nhận thức, hình thành mô hình sản xuất mới trên cơ sở kinh tế tập thể “tổ hợp tác”, “hợp tác xã” hoặc “trang trại” theo Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về phát triển kinh tế tập thể. Nên bỏ hẳn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả không cao.
Điều quan trọng nhất là nông dân phải tham gia vào sản xuất lớn. Mà muốn sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa lớn, đòi hỏi nông dân phải biết đoàn kết hợp tác, trao đổi về giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm… Vấn đề là làm sao tự người nông dân phải hiểu biết về mặt luật pháp để sử dụng ruộng, vườn, đất đai được ổn định, lâu dài.
Cần phải đổi mới và cải tiến công tác quản lý, đầu tư về nông nghiệp, nông thôn theo hướng phân định rõ phạm vi trong vấn đề đầu tư, việc nào đầu tư nhiều, việc nào đầu tư ít, tùy từng loại hình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề “tự lực cánh sinh”, nội bộ nông dân phải biết đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển đi lên về mọi mặt, bảo đảm đạt kết quả cao. Có làm được như vậy mới hình thành những cánh đồng rộng sản xuất bằng máy móc, thu nhập mới tăng cao.
Hiện nay, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có nhiều nội dung thiết thực đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân như: quy hoạch sản xuất, nhà ở, tăng thu nhập, hỗ trợ hộ nghèo, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, điện, đường, trường, trạm…
Hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực này là rất lớn, nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn từng bước ngang tầm với người dân thành thị.
Chính vì thế, nông dân, nông thôn càng phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải đứng lên tự làm chủ bản thân, tích cực, tự nguyện đăng ký tham gia xây dựng nông thôn mới để gia đình được hưởng thụ, đồng thời làm giàu cho quê hương, đất nước./.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Tính đến tuần đầu của tháng 2/2015, Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 75.000 ha lúa đông xuân, bằng 53% diện tích gieo trồng. Do đặc điểm từng vùng sinh thái, nên thời gian xuống giống giữa các địa phương chênh lệch nhau khá xa. Diễn biến thị trường trong vụ lúa này cho thấy: Thu hoạch sớm có nhiều lợi thế về giá, vì khoảng 3 tuần này lúa rớt giá mạnh.
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và một số tỉnh ĐBSCL nói chung, đang bước vào giai đoạn thu hoạch sớm lúa Đông xuân chính vụ 2014 - 2015. Khác hẳn với vụ Đông xuân năm trước, năm nay, bà con mua bán lúa trong không khí khá trầm lắng vì lúa mất mùa, rớt giá và nguồn lợi nhuận đang bị giảm.
Theo thống kê của xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) thì các nhà vườn trong xã cung cấp được khoảng 1,5 triệu quả bưởi cho thị trường tết, giảm 25% so với dịp Tết Nguyên đán năm 2014. Nguyên nhân khiến sản lượng bưởi Tân Triều giảm là do thời tiết khắc nghiệt lúc cây ra hoa kết trái, dẫn đến nhiều hộ xử lý không đạt. Sản lượng giảm, nhu cầu tăng nên bưởi Tân Triều vào dịp tết có giá bán lẻ cao ngất ngưởng.