Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU

Vẫn Chưa Thể Xuất Khẩu 5 Loại Rau Vào EU
Publish date: Friday. June 29th, 2012

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vẫn chưa có thời hạn cụ thể để xuất khẩu 5 loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, khổ qua (mướp đắng), mùi tàu (ngò gai) vào thị trường châu Âu (EU). Lý do thời gian qua các công ty xuất khẩu lấy rau từ nguồn gốc không rõ ràng, rất khó truy xuất nguồn gốc, rất dễ bị nhiễm dịch hại hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mướp đắng (khổ qua) là 1 trong 5 loại rau quả Việt Nam đang bị tạm dừng nhập khẩu vào EU

Để giải quyết tận gốc, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang tổ chức lại quy trình sản xuất và đánh giá các loại rau quả vào thị trường EU tương tự với các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo đó, rau phải được trồng tại các vùng có mã số theo quy trình bắt buộc để kiểm soát dịch hại và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước đó, từ 17/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cho biết: Cục đã có văn bản thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu về việc, tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó bao gồm: Rau húng, cần tây, ớt ngọt, mướp đắng, mùi tàu sang thị trường EU từ nay đến ngày 1/2/2013.

‘Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tạm ngừng cấp phép xuất khẩu các loại rau này sang EU. Đây là một trong những việc làm cần thiết để chúng ta kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch, giữ vững thị trường EU’ - ông Hồng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Cục đã gửi văn bản thông báo tới Cơ quan kiểm dịch thực vật Ấn Độ về việc Việt Nam có thể sẽ dừng nhập khẩu ngô và khô dầu đậu tương của nước này. Nếu các lô hàng có nguồn gốc từ Ấn Độ tiếp tục bị nhiễm mọt TG, một loại đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm 1, rất nguy hiểm theo quy định của Việt Nam.

Related news

Cà Mau Ngăn Chặn Tôm Kém Chất Lượng Nhập Tỉnh Cà Mau Ngăn Chặn Tôm Kém Chất Lượng Nhập Tỉnh

Trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm ở Cà Mau tăng mạnh nên nhu cầu con giống cũng tăng cao, lợi dụng cơ hội này nhiều công ty giống ngoài tỉnh xuất bán vào thị trường Cà Mau những lô hàng không bảo đảm chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.

Friday. September 26th, 2014
Làm Giàu Trên Sông Nước Làm Giàu Trên Sông Nước

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

Friday. September 26th, 2014
An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.

Friday. September 26th, 2014
Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Friday. September 26th, 2014
Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Friday. September 26th, 2014