Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém

Vải xuất đi Australia giảm cạnh tranh vì đắt đỏ và bảo quản kém
Ngày đăng: 15/07/2015

Được giá nhưng rớt dần

Trong mùa đầu tiên, có 9 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vải sang Austrlaia. Vải thiều Việt Nam được bán với giá 21-22 AUD/kg (khoảng 340.000-360.000 đồng) trong tuần đầu tiên và giảm xuống 15-16 AUD/kg (khoảng 240.000-260.000 đồng) vào các tuần tiếp theo khi lượng hàng trong nước được chuyển sang nhiều.

Vải Việt Nam đa phần đã đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Australia về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, trong năm đầu tiên, vải Việt Nam gặp hai khó khăn chính là giá và chất lượng.

Cụ thể, giá vải Việt Nam cao hơn vải của Australia, Thái Lan và Trung Quốc do khu vực trồng vải xuất khẩu nằm ở phía Bắc trong khi cơ sở đóng gói và chiếu xạ được công nhận nằm ở phía Nam làm tăng chi phí vận chuyển.

Bên cạnh đó, giá chiếu xạ và vận chuyển bằng hàng không của Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ cạnh tranh; khâu thu hái, xử lý, bảo quản, vận chuyển chưa chuẩn, do vậy hầu hết các lô hàng đều vướng kiểm dịch tại Australia. Nhiều lô hàng bị giữ lại vài ngày để xử lý dẫn đến chi phí lưu kho, lưu bãi, kiểm dịch bị đội lên.

Về chất lượng, bảo quản vẫn là điểm yếu nhất của vải Việt Nam. Một số lô hàng sang tới Australia bị hỏng rất nhiều và phải bán dưới giá thành để thu hồi vốn.

Một số lô hàng khác bị kiểm dịch giữ lại với lỗi không đáng có như có sâu to, dính quả non, cuống chưa được cắt sát và sót lại lá cây. Khi bị phát hiện, toàn bộ lô hàng sẽ bị dỡ ra và doanh nghiệp phải xử lý lại dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho, nhân công, lỡ ngày chợ đầu mối, chất lượng giảm và không bán được giá cao.

Sớm khắc phục điểm yếu

Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến cáo, để có chỗ đứng trên thị trường Australia, Việt Nam phải khắc phục được các điểm yếu này.

Cụ thể, Việt Nam cần xem xét việc đầu tư kho lạnh, cơ sở đóng gói và cơ sở chiếu xạ đủ tiêu chuẩn tại vùng trồng để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Ngành Hàng không Việt Nam cũng cần có chính sách giảm cước vận chuyển hoặc doanh nghiệp phải tính phương án vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí.

Đối với cơ quan chức năng, việc cần làm là hướng dẫn nông dân tuân thủ các quy định của các nhà nhập khẩu (ví dụ như cắt sát, kiểm tra từng quả để phát hiện sâu trước khi đóng thùng, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trước khi thu hái…).

Dễ thấy, không có cơ sở chiếu xạ tại miền Bắc khiến vải thu hoạch phải vận chuyển vào miền Nam chiếu xạ là một trong những nguyên do quan trọng khiến vải Việt xuất khẩu bị đội giá.

Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp, triển khai đầu tư, nâng cấp cơ sở chiếu xạ đầu tiên của miền Bắc - Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội thuộc Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tổng nguồn vốn để mua sắm thiết bị, nâng cấp nguồn, dây chuyền và sửa chữa, xây dựng cho khu chiếu xạ này khoảng 30 tỷ đồng. Hiện nay, phần thiết bị đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu 9 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa kho.

Tuy nhiên, đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa bố trí kinh phí cho Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội để xây dựng, sửa chữa kho lạnh nên việc triển khai trên thực tế đang bị đánh giá là chậm.

Tại buổi kiểm tra Trung tâm Chiếu xạ mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ bàn bạc, giải quyết sớm nguồn vốn để Trung tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp cũng như bà còn nông dân trồng vải, nhãn ở các địa phương miền Bắc.

Dự kiến, khi Trung tâm chiếu xạ tại miền Bắc được đưa vào vận hành, dây chuyền chiếu xạ này có khả năng xử lý 20-30 tấn vải, nhãn/ngày, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang những thị trường “khó tính” như Australia, Mỹ...


Có thể bạn quan tâm

"Vựa Lúa" Mộ Đức Có Cánh Đồng 20 Tấn

Vụ đông xuân này, ngoài "bể bồ" do lúa lai mang lại thì nông dân Mộ Đức lại tiếp tục ghi điểm với mô hình "Cánh đồng 20 tấn". Đây có thể được xem là "Cánh đồng mẫu" đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tạo bước đột phá về năng suất và thói quen canh tác, sản xuất lúa theo hướng chuyên canh.

20/04/2012
Mùa Cà Phê Và Hồ Tiêu Kém Vui ! Mùa Cà Phê Và Hồ Tiêu Kém Vui !

Giá cà phê và tiêu ở nhiều địa bàn như Lâm Đồng, Đăk Lăk Bình Phước… đang có chiều hướng giảm. Đi liền đó là hiện tượng không ít diện tích tiêu đang bị bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến nông dân vô cùng sốt ruột.

19/04/2012
Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Nhiễm Chất Cấm Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Nhiễm Chất Cấm

Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.

21/04/2012
Xuống Giống Ồ Ạt, Nhiễm Rầy Hàng Loạt Xuống Giống Ồ Ạt, Nhiễm Rầy Hàng Loạt

Phần lớn lúa đông xuân niên vụ 2011-2012 đang còn ở trên đồng, nhưng nông dân nhiều tỉnh ĐBSCL đã lại nôn nóng xuống giống lúa vụ xuân hè (hè thu sớm) trên diện tích lớn. Và một diện tích lớn vụ này đã sớm bị nhiễm rầy nâu.

21/03/2012
Nuôi Chim Yến Trên Cao Nguyên Nuôi Chim Yến Trên Cao Nguyên

Nói tới nghề nuôi chim yến, người ta thường nghĩ ngay tới các vùng ven biển như Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Giờ - TP HCM… Nhưng ít ai biết rằng, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng lại đang phát triển nghề nuôi chim yến, mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

19/03/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.