Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả

Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả
Ngày đăng: 04/11/2013

Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…

* Được giá là nuôi

Với tiếng lành là nhông ăn nhanh chóng lớn, ít bệnh, chi phí nuôi rẻ mà giá bán cao (500– 600 đồng/kg nhông thịt) nên nhiều người dân trong tỉnh rầm rộ vay vốn mua giống, dựng lán trại cho loài bò sát này. Thậm chí có hộ còn đầu tư trại sản xuất nhông thịt lẫn giống với số lượng lớn. Quả thật lúc ấy (thời điểm 2009 - 2010), nhông được xem là ân nhân của nông dân vì với mức giá trên, nó đã giúp nhiều hộ thoát nghèo và có của ăn của để.

Nhưng một, hai năm sau, giá nhông thịt bắt đầu trượt dốc. Và đến thời điểm này, nhông lại trở về với giá bán có lúc giảm 40 -50%. Chẳng thế mà ông Nguyễn Văn Thành ở xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi), một người từng gắn bó với nhông đã cay đắng thốt lên rằng: “Nuôi nhông khỏe lại có tiền nên ham lắm. Nhưng cũng vì vậy mà dễ… chết”. “Chết” theo ý ông Thành là lượng nhông ngoài thị trường hiện đã bão hòa, cung vượt cầu ắt đầu ra hẹp, giá rẻ là chuyện đương nhiên.

Mất giá, nhưng vì chi phí đầu vào của nhông thấp nên những người như ông Thành chỉ rầu chứ ít tiếc của. Nhưng với tôm thẻ chân trắng thì khác. Trước khi thu, các chủ hồ phải ứng trước cho ruộng tôm có diện tích khoảng 2.000m2 từ 15 - 20 triệu đồng. Nếu may mắn thì sau 2 - 3 tháng, họ bỏ túi hơn trăm triệu đồng, còn không thì nợ chồng nợ. Biết thế nhưng khi nghe thông tin tôm thẻ chân trắng rộng đường xuất ngoại (chủ yếu là đến Mỹ), lại thêm giá tôm tăng đột biến, người dân đã ồ ạt vay tiền mong tìm vận may. Đơn cử như ở huyện Tư Nghĩa. Dù trong mùa mưa bão nhưng hiện giờ, diện tích nuôi tôm trái vụ của địa phương này đã lên tới gần 100 ha.

* Quy hoạch vùng nuôi

Không thể phủ nhận hiệu quả của nuôi trồng thủy hải sản trên cát. Đó là tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Nhưng, không vì những cái được ấy mà phớt lờ hậu họa do nó gây ra. Mà dễ thấy nhất là vùng nuôi truyền thống đã, đang và sẽ bị ô nhiễm, dẫn đến hoạt động nuôi trồng đình trệ. Đơn cử như ở huyện Bình Sơn, toàn huyện có 146 ha diện tích nuôi tôm nhưng hiện tại, 56 ha được "nghỉ". Nguyên nhân là do vùng nuôi (Bình Châu, Bình Chánh, Bình Dương) giáp chợ, khu công nghiệp, bãi neo trú tàu thuyền... nên ao tôm bị biến thành nơi chứa các loại rác thải. Nước vì thế cũng đen ngòm, hôi thối khiến tôm chưa kịp lớn đã chết vì bẩn.

Trong khi chủ hồ lẫn con tôm đang lãnh hậu quả thì những người nuôi cá lóc trên cát ở xã Phổ An (Đức Phổ) cũng thấp thỏm sợ mất nghề. Lý do, mô hình này tuy mang lại hiệu quả rất cao, nhưng nó lại khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm ngày càng nặng. Biết thế, nhưng vì mưu sinh người dân ở xã Phổ An không thể từ bỏ việc nuôi cá lóc trên cát. Vấn đề bà con quan tâm là cơm áo gạo tiền; còn chuyện xử lý nước thải nếu không được các ngành chuyên môn hỗ trợ, họ cũng… để đó. Vì nói như ông Trần Hào ở thôn An Thổ thì: “Mô hình chăn nuôi nào cũng có hai mặt thuận và nghịch. Nhưng để giảm nghịch, không phải chỉ mình nông dân chúng tôi làm là xong”.

Điều này cũng giống như nuôi tôm trên cát. Đó là khi tôm được giá thì chỗ nào có cát, ắt có hồ. Kiểu làm thời vụ này khiến nguồn nước ngọt cạn kiệt, biển bị vẩn đục do xả thải cũng như tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn do hồ tôm lấn dần vào khu vực đất liền. Do đó, để không phải trả giá đắt cho những hiện tượng trên, đã đến lúc việc nuôi trồng thủy hải sản trên cát, đặc biệt là nuôi tôm cần được đưa vào nền nếp. Cụ thể, quy hoạch và bố trí các tiểu vùng sản xuất, xác định đối tượng nuôi và xen canh phù hợp với điều kiện nước ngọt - lợ, đảm bảo cân bằng sinh thái và hạn chế dịch bệnh và xả thải như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Bài Học Từ Củ Khoai Lang Tím Bài Học Từ Củ Khoai Lang Tím

Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.

27/08/2012
Cây Trồng Nghèo Lên Ngôi: Khoai Deo Đẩy Nghèo Cây Trồng Nghèo Lên Ngôi: Khoai Deo Đẩy Nghèo

"Dăm năm trước, cây lúa đã giải quyết việc thiếu ăn thì cây khoai lang tụt xuống làm lương thực phụ. Nhưng giờ đây khoai lang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên vùng biển bãi ngang này".

08/03/2012
“Vua Gà” Ở Nà Mố (Bắc Kạn) “Vua Gà” Ở Nà Mố (Bắc Kạn)

Đã từng tốt nghiệp trường cao đẳng kĩ thuật Hà Nội nhưng lại bén duyên với nghề nuôi gà, đó là chàng thanh niên Lưu Ngọc Linh, thôn Nà Mố, xã Yên Đĩnh (Chợ Mới - Bắc Kạn). Anh là một điển hình được nhiều người trong xã và huyện nể phục bởi khát vọng vươn lên làm giàu của thế hệ trẻ.

30/08/2012
Ngư Dân Trúng Đậm Cá Nục Ở Ninh Thuận Ngư Dân Trúng Đậm Cá Nục Ở Ninh Thuận

Từ ngày 16-5, ngư trường tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một luồng cá nục lớn, với mật độ dày đặc. Các chuyến ra khơi của ngư dân làm nghề vây rút chì đều có lãi cao.

24/05/2012
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Thâm Canh Đậu Tương Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từ Thâm Canh Đậu Tương

Hiện nay, nông dân huyện Tam Đường (Lai Châu) đang tích cực trồng xen, thâm canh 2 vụ đậu tương/năm tại diện tích đất trống của nương ngô, bờ ruộng, đồi chè và mắc ca chưa phát tán nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập gia đình.

09/09/2012