10 Tháng, Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Toàn Tỉnh Khánh Hòa Đạt 72. 380 Tấn

Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.
Trong đó, chủ yếu là sản lượng cá khai thác đạt gần 62.000 tấn, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm trước; tôm đạt 920 tấn, tăng 2,8%. Các địa phương giữ vai trò chính trong khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh gồm: thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Cam Lâm.
Về nuôi trồng, do ảnh hưởng nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi nên đến hết tháng 10/2013, sản lượng thu hoạch tôm toàn tỉnh chỉ đạt gần 500 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Hiện Chi cục nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đang phối hợp với người nuôi tôm để tiếp tục phòng ngừa và điều trị bệnh cho con tôm, góp phần đảm bảo năng suất cũng như thu nhập từ con tôm của bà con.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.114,22ha, đạt 51,8% kế hoạch, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất bình quân 341 tấn/ha. Ước 6 tháng đầu năm 2014, diện tích thả nuôi 1.467ha, đạt 68,2% kế hoạch, sản lượng thu hoạch ước đạt 195.338 tấn, tốc độ thu hoạch bình quân 33.000 tấn/tháng.

Theo thông báo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, kể từ ngày 1/8/2014 đến hết ngày 31/3/2015, các tổ chức cá nhân được khai thác các loài hải đặc sản bằng nghề lặn gồm: Sò lông, Điệp quạt, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, xã Yên Đức (huyện Đông Triều - Quảng Ninh) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng khoa học kỹ thuật để đưa các con giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Dự án nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai thí điểm ở xã Yên Đức là một trong những mô hình mới như vậy.

Từ trước tới nay, việc xuất khẩu trái thanh long bị hạn chế vì trái chín thường bị ruồi đục, không thể bảo quản dài ngày để vận chuyền tới các thị trường xa. Để bảo quản sau thu hoạch, nhà vườn thanh long hoặc phải chiếu xạ cho từng lô hàng, hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, vừa tốn kém vừa có nguy cơ sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã tăng hơn 1.400 ha nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu là ngoài vùng quy hoạch. Việc tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch kéo theo nhiều hệ luỵ về kiểm soát dịch bệnh.