Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 25/05/2015

Ông kể trong xã nhiều hộ ở nhà chỉ còn hai ông bà già nhưng hàng năm vẫn làm cả mẫu ruộng, thu về mấy tấn thóc. Thấy tôi ngỡ ngàng, ông giải thích luôn: Đó là nhờ dịch vụ nông nghiệp phát triển, nhất là cơ giới hoá đảm bảo hết các khâu làm đất, gieo sạ, ra thóc, vận chuyển… người làm ruộng chỉ còn nghiệm thu, phơi phóng.

Còn ông Chủ tịch xã Kinh Kệ cũng ở Lâm Thao thì bảo: Xã tôi bây giờ người làm ruộng mùa cày, mùa cấy chả lo gì làm đất, hôm nào gieo sạ hay cấy cứ ra đồng là ruộng đã được cày bừa sẵn, thậm chí ai làm đất cũng chả biết, chỉ đến khi họ đến bảo thanh toán mới biết. Không riêng gì những xã vùng trọng điểm lúa Lâm Thao mà bây giờ, nhờ chương trình cơ giới hoá trong nông nghiệp, những chiếc máy cày, máy bừa, máy bơm nước, tuốt lúa đã khá thân thuộc trên đồng ruộng.

Sau những năm đỉnh cao giai đoạn từ 1976 đến 1980, khi triển khai thực hiện “Khoán 100” rồi “khoán 10” chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp sụt giảm hẳn. Suốt những năm 1990-2010 cơ giới phục vụ nông nghiệp chỉ dừng lại ở  máy bơm nước, vài chiếc công nông đầu ngang chuyên chở phân gio, lúa gặt ở  quy mô hộ, nhỏ lẻ. Phải đến cách nay 6-7 năm  khi triển khai chương trình nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 26, việc cơ giới hóa mới hồi sinh trở lại. Bắt đầu từ máy bơm nước, máy làm đất, tuốt lúa nhỏ, dần dà đến đủ loại máy cày, máy bừa, rồi máy hái chè, phun thuốc sâu... Bây giờ máy móc đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực khi lao động nông thôn ngày một ít đi, yêu cầu thời vụ gay gắt hơn.

Đồng chí Trần Tú Anh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Cách đây 8-10 năm trong nông thôn số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm từ 70-80%; ngay một số hộ có thu nhập chính từ dịch vụ buôn bán, ngành nghề vẫn tham gia làm ruộng. Nhưng bây giờ số lao động đích thực làm nông nghiệp chỉ ở mức 40-50% tổng số lao động nông thôn, một số xã thậm chí còn không đến 30%. Nguyên nhân do lao động trẻ, thoát ly ra ngoài tìm kiếm việc làm, thu nhập cao hơn, các lao động ở lại nông thôn cũng tìm việc làm khác có thu nhập khá nên dần bỏ ruộng.

Trong khi lao động nông thôn sụt giảm, thì áp lực thời vụ càng gay gắt hơn. Hầu hết ruộng đất sản xuất 3-4 vụ, thời gian đất “nghỉ” rất ít. Có vụ do ảnh hưởng thời tiết, thời gian từ khi thu hoạch lúa xuân đến cấy lúa mùa không đến một tháng, thậm chí vụ đông từ khi gặt mùa đến trồng ngô, đỗ, đậu… thời gian tính bằng ngày nên đòi hỏi cơ giới hóa các khâu sản xuất là rất cao.

Nếu không có hỗ trợ dịch vụ cơ giới thì khó đảm bảo mùa, vụ, làm hết diện tích, đặc biệt giải quyết thu nhập nông thôn. Để làm ruộng thủ công một lao động chỉ có thể quay vòng  được 4-5 sào, lúc vào mùa vụ cấy, gặt còn phải huy động hỗ trợ thêm, nhưng có cơ giới, một lao động sản xuất một vài ha, thậm chí hàng chục ha là bình thường. Ngay như trong khâu thu hoạch chè, một máy hái có thể thay thế vài chục lao động thủ công. Từ yếu tố tất yếu này nên 6-7 năm nay, ngành nông nghiệp và PTNT đã tập trung triển khai chương trình cơ giới hóa nông nghiệp.

Đây là chương trình quy mô rộng với nhiều hình thức, chủ yếu hỗ trợ để nông dân mua sắm máy làm đất, máy gặt, máy bơm nước, máy phun thuốc sâu các loại tùy theo quy mô, loại hình sản xuất. Thấy được lợi ích trong cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều xã không chỉ khuyến khích, hỗ trợ mà còn đẩy mạnh dồn đổi ruộng đất tạo cơ hội đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, chuyên môn hóa trong sản xuất. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để mua sắm thêm các loại máy móc làm dịch vụ nông thôn. Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp, chỉ tính từ 2010 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ gần 800 máy nông nghiệp các loại gồm máy làm đất, máy vò lúa, máy sao, sấy chè, đốn chè, chế biến thức ăn thủy sản…

Cùng với các máy móc do các chương trình khác hỗ trợ, nông dân tự mua sắm, đến nay số máy móc nông nghiệp đã lên tới hàng vạn chiếc các loại, phục vụ đắc lực cho sản xuất. Hầu hết các khâu lao động nặng nhọc như cày, bừa, vận chuyển tuốt, vò, bơm nước... đã được cơ giới hóa. Số liệu điều tra tổng hợp chung toàn tỉnh gần đây cho thấy, ở lĩnh vực  sản xuất lúa, khâu làm đất đã cơ giới hóa 80%, khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh 43%, khâu thu hoạch 20%, khâu vận chuyển 50%; sản xuất chè thu hoạch đạt gần 60%, sao sấy đạt 95%, vận chuyển 60%; sản xuất lâm nghiệp tỷ lệ cơ giới hóa đạt 42%. Tỷ lệ cơ giới hóa chung  ở nhiều xã đồng bằng đạt tỷ lệ 70-80%, các xã miền núi đạt 45-60%..

Nhờ đẩy mạnh chương trình cơ giới hóa nông nghiệp mà nhiều năm nay, dù lao động nông thôn sụt giảm nhưng giá trị, sản lượng nông nghiệp vẫn tăng. Từ 2010 đến nay giá trị chung toàn ngành tăng bình quân gần 5,5%, thu nhập bình quân trên một ha gieo trồng tăng từ 65 lên 88 triệu đồng; sản lượng lương thực duy trì 46-47 vạn tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2014 cao hơn năm 2011 trên 39 ngàn tấn (tương đương 30%), có gần chục xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới…

Tuy đã đạt được những kết quả rất quan trọng, song chương trình cơ giới hóa nông nghiệp đang gặp phải trở ngại rất lớn từ đồng ruộng. Ngoài khó khăn địa bàn miền núi, nhiều diện tích đất lầy thụt, bình độ cập lệch còn là quy mô ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ. Đến nay số xã có bình quân dưới 5 ô thửa/hộ, quy mô diện tích vài trăm m2 thửa rất ít; chủ yếu vẫn trên dưới chục ô thửa/hộ, quy mô  diện tích dưới vài trăm m2/ô thửa, thậm chí nhiều ô thửa chỉ có vài chục m2.

Cùng với đó trình độ, nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nông thôn không đồng đều càng gây khó khăn cho hoạt động máy móc. Một vấn đề nữa là dịch vụ bảo dưỡng, tu sửa máy móc cơ giới nông nghiệp chưa được quan tâm đầu tư, ảnh hưởng hiệu quả quản lý, sử dụng máy cơ giới nông nghiệp, nông thôn.

Để phát huy hết khả năng chương trình cơ giới hóa, thời gian tới đây cần đẩy mạnh  dồn đổi ruộng đất, sắp xếp lại đồng ruộng theo hướng chuyên canh. Đây không chỉ để đáp ứng cho yêu cầu máy móc hoạt động mà còn là nhu cầu tất yếu phát triển nông nghiệp hiện đại, góp phần CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá Làm Giàu Từ Trang Trại Nuôi Vịt, Thả Cá

Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.

23/06/2013
Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp Làm Giàu Từ Trang Trại Tổng Hợp

Trong những năm qua phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Bảo Yên. Gia đình anh Phạm Văn Hậu ở bản Sáo xã Xuân Hòa (Bảo Yên- Lào Cai) là một điển hình, nhờ phát triển kinh tế trang trại mà kinh tế gia đình anh không ngừng được nâng lên.

23/06/2013
Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

23/06/2013
Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình Tiêu Điểm Gieo Sạ - Xuân Khê Vực Phục, Nhân Nghĩa Thí Điểm Mô Hình

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

23/06/2013
Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản Bảo Vệ Môi Trường Nuôi Để Hạn Chế Dịch Bệnh Thủy Sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

24/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.