Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ
Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.
Hơn 20 năm trước khi nhận đất rừng, các chủ rừng đều mưu sinh chủ yếu từ nguồn thủy hải sản tự nhiên, nhưng tôm cá rồi cũng cạn kiệt dần, đời sống các chủ rừng ngày khó khăn nên cây rừng cũng bị tàn phá. Để giữ rừng, đồng thời giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích, những năm gần đây, UBND tỉnh Kiên Giang cho phép các chủ rừng được sử dụng 30% diện tích đất nhận khoán chưa có rừng để kết hợp nuôi trồng thủy sản và hoa màu. Đồng thời, chính quyền địa phương và ngành chuyên môn cũng tích cực hỗ trợ cả về vốn và kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng nhằm giúp cho các chủ rừng tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Ông Lê Văn Danh, ngụ ấp Xẻo Quao A, xã Nam Thái A, huyện An Biên, cho biết, năm 2012, ông được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang hỗ trợ 26 triệu đồng và hướng dẫn sản xuất theo mô hình nuôi tôm – cua – sò huyết của gia đình. Sau khi thu hoạch vụ đầu tiên, ông có thu nhập trên 70 triệu đồng. Với chủ trương đúng đắn và được sự hướng dẫn tận tình của các kỹ sư nông nghiệp, gia đình ông Danh trả được vốn vay ngân hàng, xóa được nghèo. Hiện nay, mô hình nuôi thủy sản của gia đình ông Danh đang được nhân rộng tại địa phương.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang đã triển khai chương trình hỗ trợ 40% vốn và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ nhận khoán đất rừng phòng hộ trong tỉnh. Theo đó, chương trình đã giúp cho nhiều hộ nhận khoán đất rừng tại huyện An Biên thoát nghèo, vươn lên khá giả với mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm và cua dưới tán rừng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Nam Thái A cho biết, trước đây tình hình chung, người dân nuôi tôm sú bên ngoài rừng phòng hộ cuộc sống bấp bênh.
Vì vậy, gần đây chủ trương của trên quan tâm đến người dân sinh sống ở rừng phòng hộ ven biển, nhất là trong năm 2012, mô hình nuôi sò huyết kết hợp tôm – cua dưới tán rừng phòng hộ mang lại hiệu quả tốt. Nhìn chung, qua đầu tư trên địa bàn xã được 24 hộ thì đa số làm ăn có hiệu quả và đang tiếp tục thả nuôi. Với mô hình này, chắc chắn người dân sinh sống ven biển sẽ sớm thoát nghèo và vươn lên có cuộc sống tốt hơn.
Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên có vai trò quan trọng, không chỉ đảm bảo môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế nước biển dâng và xâm nhập mặn, mà còn có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng. Do vậy, việc quan tâm, nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ nhận khoán đất rừng là giải pháp thiết thực, góp phần bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Quả bưởi hồ lô có hình bản đồ Việt Nam, cùng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, của lão nông Võ Trung Thành đến từ Hậu Giang, đang được trưng bày ở Hà Nội thu hút nhiều người xem.
Suốt từ đầu năm đến nay, trong khi kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản nói chung liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là một số mặt hàng nông sản XK chủ lực như chè, cà phê, cao su… thì mặt hàng điều lại “lội ngược dòng” khi tăng trưởng khá khả quan.
Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.
Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này
Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.