Dịch Bệnh Lan Rộng Ở Các Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản
Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.
Riêng tại thôn Phú Dương thuộc xã Xuân Thịnh, cá mú chết với biểu hiệu lở loét trên mình giai đoạn từ cá giống đến cá thương phẩm. Theo nhận định của Trung tâm, nguyên nhân là do nguồn giống nhập về chưa được kiểm dịch, cá nhiễm bệnh nên khi nuôi gặp môi trường bất lợi cá chết và lây lan các vùng nuôi khác. Hầu hết các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa bệnh suy gan tụy vẫn đang xảy ra.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên khuyến cáo vùng nuôi tôm hùm, cá mú ở thị xã Sông Cầu cần quản lý lồng bè nuôi chặt chẽ bằng cách giãn mật độ lồng nuôi; thức ăn phải tươi và rửa sạch; xác tôm, cá mú chết và thức ăn thừa phải tiêu hủy xa khu nuôi để đảm bảo môi trường.
Đối với khu vực nuôi tôm xung quanh đầm Ô Loan (huyện Tuy An) với diện tích hơn 320 ha cần chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ sang nuôi các đối tượng khác như hàu, cua xanh và xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi thả giống do trong đầm Ô Loan rong câu phát triển quá mức nên đang bị ô nhiễm hữu cơ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, từ đầu năm đến nay, mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.535 tấn, tăng gần 26% so cùng kỳ năm ngoái nhưng tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong 1.716 ha tôm thẻ chân trắng thả nuôi, có đến 195 ha bị nhiễm bệnh, với thiệt hại từ 30% đến 100%.
Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường và lượng con giống khai thác tự nhiên quá thiếu nên tôm hùm bằng lồng được thả nuôi cũng chỉ hơn 5.000 lồng, giảm một nửa so cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.
Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).
Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.
Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.
Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.