Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu
Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
Trong đơn kiến nghị của Hiệp hội Phát triển Cá nước lạnh Việt Nam và các nhà sản xuất nuôi trồng cá tầm, hiện tình trạng nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc tái diễn ngang nhiên qua biên giới phía Bắc.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, mỗi ngày có từ 2-3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg (thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và tiêu thụ nội địa), trong khi Hiệp hội và các nhà sản xuất cá tầm khẳng định tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào vận chuyển vào TP.HCM bằng đường hàng không.
Hiện cá tầm nhập lậu giá rẻ không những làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Trong khi đó, người tiêu dùng thì hoang mang vì không dễ phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam, đâu là cá tầm nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.
Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.
Ngoài việc thay thế cho gần 30 công lao động, một chiếc máy cấy có công suất như trên còn góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 70.000 đồng/sào. Đó là tiến bộ kỹ thuật mới được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đưa vào thử nghiệm tại một số địa phương trong vụ Xuân 2012.
Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.