Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua
Ông Giáp Văn Huy (xã Hồng Giang, Lục Ngạn) cho biết, gia đình ông còn hơn 1 tấn quả đang đến kỳ thu hoạch tại vườn mà không có thương lái thu mua. Khoảng 4 ngày trở lại đây, thương lái Trung Quốc bất ngờ ngừng mua vải về nên giá vải thiều rớt thê thảm.
Hiện nay vải thiều loại 1 chỉ bán được khoảng 12.000-14.000 đồng/kg, vải loại 2 giá khoảng 3.000-6.000 đồng/kg. Giá bán này giảm một nửa, thậm chí một số loại chỉ còn 1/3 so với mức giá bán chính vụ với vải loại một bán ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, loại hai khoảng 15.000-16.000 đồng/kg.
Một hộ hộ nông dân trồng vải khác cũng than thở, buôn bán ế ẩm, lại đang trong thời tiết nắng nóng vải chín rụng đầy vườn, gây nhiều thiệt hại cho người trồng.
Lý giải về tình trạng này, ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết, thương lái Trung Quốc đã rút về nước sớm hơn dự kiến.
Hiện nay, vùng trồng vải ở Quảng Đông (Trung Quốc) vải đang vào chính vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc) cũng đang rơi vào cao điểm nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ vải giảm đáng kể nên thương lái rút về nước để ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.
Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện toàn huyện Lục Ngạn đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều. Do vải vào cuối vụ nên chủ trương của huyện là chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.