284 tỉ đồng đầu tư dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Phù Cát (Bình Định)

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 284 tỉ đồng; tổng diện tích khoảng 48 ha, gồm 108 hồ nuôi tôm với 24 hồ chứa lắng xử lý nước và 12 hồ lắng - xử lý bùn.
Dự tính sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm thu hoạch được là 2.700 tấn/2 vụ.
Theo kế hoạch, công trình sẽ triển khai trong 3 năm. Khi dự án đi vào sản xuất, sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động thường xuyên, liên tục.
Trước đó, ngày 30.6, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời, ban hành quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định tại Quyết định số 2355/QĐ-UBND.
Mục tiêu đến năm 2020, thủy sản Bình Định sẽ trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, với năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.