Tín hiệu phục hồi cho thị trường tôm sú
Khoảng 10 năm trước, các công ty Thái Lan bắt đầu giới thiệu sản phẩm tôm thẻ chân trắng giá thành thấp cho người nuôi tôm địa phương, và chúng nhanh chóng được nuôi với số lượng lớn, nhanh chóng lấn át ngành nuôi tôm sú với đặc trưng nuôi mật độ thấp.
Trên thị trường ngập tràn tôm thẻ chân trắng, trong khi tôm sú chỉ chiếm khoảng 5%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi Hội chứng tử vong sớm (EMS) khối lượng tôm thẻ chân trắng giảm nhanh ở Thái Lan và nhiều nơi khác trong khu vực.
Điều này đã thúc đẩy tôm sú quay trở lại thị trường. Không giống như tôm thẻ chân trắng, tôm sú có lớp vỏ dầy và có thể được vận chuyển tươi sống giống như nhiều loài thủy hải sản cao cấp.
Nó đã góp phần giúp tôm sú hồi sinh tại Thái Lan trong 3 năm trở lại đây.
Sau một thời gian dài bị lép vế, giờ đây tôm sú đã quay trở lại thị trường.
Nhiều người nuôi tôm sú tại Thái Lan hy vọng có thể tìm kiếm đối tác là những nhà phân phối lớn hoặc các nhà hàng tại Trung Quốc.
Các khách hàng Trung Quốc ưa thích màu đỏ của tôm, đặc biệt là khi tôm có thể được vận chuyển tươi sống, không đông lạnh.
Thái Lan có thể sản xuất khoảng 10.000 tấn tôm sú/năm, song cần phải thận trọng trong việc tăng khối lượng tôm nuôi.
Vấn đề là họ cần tìm ra thị trường tiêu thụ. Nếu có thể tìm thêm các thị trường mới, người nuôi tôm sú Thái Lan sẽ có thể mở rộng quy mô và sản lượng nuôi. Thị trường tiêu thụ còn quá nhỏ khiến họ không muốn sản xuất nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau thời gian qua tạo được nhiều bước đột phá về sản lượng mà trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến cũng được đánh giá là hiện đại và ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi nhìn vào con số chỉ có trên 40% sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp, công ty trong tỉnh đạt giá trị gia tăng, còn lại chủ yếu xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế, cho thấy giá trị con tôm hiện vẫn còn thấp so với thực tế.
Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.
Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.
Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.