Tỷ phú nhờ rừng tái sinh
15 năm trước đây anh Trần Văn Hiếu cùng với vợ và 3 con đã quyết định bỏ nghề làm mực ở xóm chài Tân Long, lên khu rừng chồi Động Chú vừa sản xuất, chăn nuôi vừa tìm cách tái sinh rừng. Nói đến Động Chú hẳn người dân xã Tân Bình ai cũng rõ, một động cát mênh mông với rừng chồi, cây bụi.
Giữ rừng
Trò chuyện với anh Trần Văn Hiếu, được nghe anh kể về những ngày đầu lên Động Chú lập nghiệp. Anh tâm sự: “Đất Động Chú này xấu lắm, trồng cây gì cũng lòi còi không lên nổi. Sống với đất một thời gian, tôi phát hiện cây dầu con, cây sến dạng tái sinh ở đây có sức chịu đựng kiên cường lắm. Mùa khô cháy lên, cháy xuống, vậy mà sa mưa là nó bung lá xanh rì. Đã vậy thì quyết giữ lấy nó, 15 năm cha con rong cành, tỉa nhánh, làm cỏ, dọn rừng, giữ lửa, chỗ nào thưa trồng giặm, bây giờ rừng đã phủ kín, cây cao trên 10m”. Gần đây, nhiều người đã hỏi mua lại rừng tái sinh với giá 400 triệu đồng/ha, nhưng anh đang còn phân vân bán hay không bán? Bán thì trước mắt có khoản tiền lớn, nhưng về lâu dài ý định nhờ rừng phát triển du lịch, chăn nuôi dưới tán rừng tạo nguồn lợi lâu dài sẽ không thực hiện được…
Kiếm sống từ rừng
Bên cạnh việc giữ gìn, chăm sóc 12 ha rừng tái sinh, gia đình anh Hiếu còn có cách làm ăn rất sinh thái và hiệu quả. Đó là nuôi gà, thả cá, nuôi bò và đặc biệt nuôi heo rừng lai. Trần Nguyễn Trung Việt, con trai đầu anh Hiếu năm nay mới ngoài 30, tốt nghiệp đại học nhưng lại mê nuôi heo rừng lai này lắm. Việt cho tôi biết đàn heo của gia đình hiện nay có gần 40 con. Một năm gia đình bán được vài chục con heo rừng lai, mỗi con chừng hơn 1 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. Việt tâm sự với tôi, chăm sóc rừng có nhiều thú vui lắm, ngày ngày được nhìn cây dầu, cây sến bung đọt bung cành, được nghe chim chóc hót vang, được thấy đàn heo là sướng lắm.
Cái khổ nhất là chống cháy trong mùa khô hạn. Hơn năm trước đây, không biết ai vô tình làm lửa bén cháy rừng, cả gia đình rồi bà con chòm xóm xúm vào dập lửa kịp thời mới ngăn được thảm họa. Việt còn cho biết, ngoài thu nhập từ chăn nuôi, một nguồn thu chính khác cũng giúp gia đình một năm có thêm vài chục triệu đồng, đó là bán củi từ các loại cành nhánh phát rong vệ sinh rừng. Một cách lấy rừng nuôi rừng rất hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Từ cuối năm 2011 đến nay, hình thức câu cá ngừ đại dương bằng tay có sử dụng ánh sáng đèn cao áp phát triển mạnh tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú Yên. Mặc dù hình thức câu này mang lại sản lượng cao hơn, nhưng chất lượng cá rất thấp, giá bán chỉ bằng 50% giá cá ngừ bằng hình thức câu vàng truyền thống.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 27.000 ha tôm nuôi bị chết, tăng gần gấp 3 lần năm 2012. Nguyên nhân do việc chuẩn bị con giống, ao nuôi để thả nuôi ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều nan giải.
Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với khoảng 150.000 con bò; 1,4 triệu con lợn và 19 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra thị trường vào khoảng 390.000 tấn/năm, đáp ứng 60 - 65% nhu cầu của nhân dân TP.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km.
Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như số lượng ao, hồ nhiều với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha; các hồ chứa có nguồn nước dồi dào phù hợp với điều kiện sinh sống của nhiều loài cá nuôi, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Nghề nuôi cá lồng mặc dù quy mô nhỏ nhưng đã sớm hình thành.